Thai 13 tuần nặng 70g có phải là bé đã bị thừa cân rồi không? Cùng theAsianparent tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn mẹ nhé.
Vì sao cần phải theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng giai đoạn?
Theo dõi cân nặng cũng như chiều cao của thai nhi theo từng giai đoạn là điều mà mẹ bầu không nên bỏ qua nếu muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thai nhi phát triển bị quá mức chuẩn thông thường hay thai phát triển quá chậm, quá yếu đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé khi chào đời. Cụ thể:
Thai nhi vượt mức chuẩn
Đối với mẹ:
- Mẹ bầu sinh thường khó khăn
- Thời gian sinh nở kéo dài hơn bình thường
- Nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng trong quá trình chuyển dạ
Đối với bé:
- Dễ bị hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà trong khi insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.
- Bé dễ bị ngừng thở từng cơn do suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt,… và thậm chí tử vong
- Dễ mắc các bệnh bẩm sinh khó chữa như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư,…
- Bé chậm phản xạ khóc, khóc yếu
- Nếu quá trình chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau
Thai nhi chưa đạt mức chuẩn
- Bé ra đời bị ngạt thở, thiếu oxy và thậm chí có thể chết lưu.
- Khi sinh ra, bé phải sống cùng với các căn bệnh khó chữa như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết,…
- Bé lớn lên dễ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, sức khỏe không đảm bảo và dễ mắc bệnh
- Não bộ chậm phát triển, trẻ có nguy cơ giảm năng lực trí tuệ trong tương lai, chỉ số IQ cũng kém hơn hẳn các bé khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
- Bẩm sinh thai nhi thừa cân hoặc nhẹ cân do di truyền từ cha mẹ
- Mẹ bầu mang thai sớm (dưới 18 tuổi) hoặc quá trễ (trên 40 tuổi)
- Số lần mẹ bầu mang thai. Mẹ sinh nhiều bé trước thì bé sau càng dễ bị nhẹ cân
- Khoảng cách hai lần sinh quá gần nhau thì mẹ không có đủ sức khỏe để nuôi thai khỏe mạnh, khi đó thai rất dễ bị nhẹ cân
- Sức khỏe kém, thể trạng mẹ thấp thì bé cũng khó mà phát triển tốt.
- Mẹ bị bệnh đái tháo đường hoặc béo phì thì thai nhi dễ bị quá cân
- Giới tính thai nhi cũng ảnh hưởng đến cân nặng: Bé trai thường sẽ nặng cân hơn bé gái
- Thai nhi mắc một số bệnh lý
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo chuẩn quốc tế
Chính vì những nguy hiểm khi mẹ để thai nhi bị thừa hoặc thiếu cân, việc theo dõi cân nặng cũng như chiều dài bé theo từng tuần là vô cùng cần thiết. Để biết thai 13 tuần nặng 70g là tốt hay xấu, mời mẹ tham khảo qua bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo chuẩn quốc tế ngay sau đây nhé:
Thai 13 tuần nặng 70g thể hiện điều gì?
Sau khi thăm khám và nhận được kết quả thai 13 tuần nặng 70g, mẹ tham khảo bảng tiêu chuẩn cân nặng trên và có thể nhận thấy dễ dàng là bé đã bị thừa cân một cách nghiêm trọng. Cân nặng đúng chuẩn cho thai 13 tuần chỉ nên rơi vào khoảng 23g, việc bé nặng tới 70g cho thấy cân nặng của bé đang gần như là gấp 3 lần so với em bé bình thường cùng tuần tuổi.
Như theAsianparent đã chia sẻ ở trên, thai nhi bị quá cân không hề tốt. Bên cạnh việc tăng nguy cơ phải sinh mổ, thai 13 tuần nặng 70g còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý như đái tháo đường, gây biến chứng cho mẹ và bé trong quá trình sinh và sau sinh. Vì vậy mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện để điều chỉnh lại cân nặng sao cho phù hợp với tuần tuổi của thai nhi càng sớm càng tốt.
Phải làm sao khi thai bị thừa cân?
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi thấy thai nhi vượt quá mức cân nặng chuẩn, mẹ nên điều chỉnh ngay chế độ ăn uống. Cụ thể, hãy giảm tinh bột và đường, lựa chọn thực phẩm ít calo. Ưu tiên ăn nhiều trái cây tươi và rau, vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa không để thai nhi phát triển quá nhanh. Ăn rau nhiều còn giúp mẹ bầu ngăn chặn được chứng táo bón đáng ghét trong thai kỳ.
Chia nhỏ bữa ăn
Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa của mẹ làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, từ đó không để thai nhi hấp thụ các chất dư thừa và bị tăng cân nhiều.
Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục trong thời gian mang thai mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
- Cải thiện tâm trạng, giảm stress, hạn chế nguy cơ trầm cảm khi mang thai
- Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình chuyển hóa calo và lượng mỡ thành năng lượng, ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức ở mẹ bầu và cả thai nhi
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng thai nhi và chú ý hơn trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt trong thai kỳ mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!