TĂNG CÂN KHI MANG THAI – Những điều mẹ bầu không thể bỏ qua
Các mẹ bầu tăng cân quá mức, mẹ bầu tăng cân nhanh trong thai kỳ thường phải đối mặt với các vấn đề về mang thai cũng như sinh nở. Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai cũng như dễ mắc các bệnh nguy hiểm đối với thai nhi như tiểu đường, thậm chí là nhiễm độc thai nghén. Ngoài ra mẹ bầu có thể gặp khó khăn khi muốn sinh con theo phương pháp tự nhiên và hơn thế có thể gây ra những dị tật bẩm sinh bất thường cho thai nhi.
Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là phù hợp? Mức cân nặng cần tăng lên trong thai kỳ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là thai nhi và chỉ số cơ thể của người mẹ trước khi mang thai. Kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý để có trọng lượng thích hợp ở trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng cũng như thai nhi được khỏe mạnh.
Rất nhiều phụ nữ khi biết mình mang thai thường có ý nghĩ phải tẩm bổ thật nhiều, ăn uống gấp đôi, gấp ba để con được to khỏe. Tuy nhiên việc ăn uống với một chế độ dinh dưỡng quá đà chưa chắc đã có lợi cho thai nhi như mẹ uống quá nhiều sữa trong thai kỳ có thể khiến trẻ sinh ra bị dị ứng protein, thai nhi cân nặng quá lớn dễ gặp nguy hiểm khi sinh nở, v.v. Do đó khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý các vấn đề sau về tăng cân khi mang thai.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai phụ thuộc vào 2 yếu tố
- Cân nặng của bà bầu theo từng tháng
- Các chỉ số thực tế cân nặng của một thai phụ
- Mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ quá nhiều, tỉ lệ rủi ro trong thai kỳ sẽ càng lớn
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý khi mang thai
- Chế độ vận động cũng rất quan trọng
Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai phụ thuộc vào 2 yếu tố
– Người mẹ mang thai đơn hay đa thai
– Cân nặng của người mẹ trước khi mang thai và chỉ số cơ thể BMI
Mẹ đã biết chưa?
Biểu đồ tăng cân của bà bầu: Tăng thế nào là vừa mà thai nhi vẫn phát triển tốt?
Bí quyết giúp mẹ mang thai không tăng cân nhiều mà em bé lại khỏe mạnh, tăng trưởng tốt
Cân nặng của mẹ bầu ở các giai đoạn của thai kỳ
Số cân nặng chuẩn khi mang thai
Trên thực tế không có một chí số chính xác nào về cân nặng cần có của mẹ bầu bởi đặc điểm thể chất ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ không nên để cân nặng tăng quá 12-15 cân và nên kiểm soát việc tăng cân theo từng giai đoạn của thai kỳ như sau:
– Đầu thai kỳ (1-3 tháng) mẹ bầu nên tăng từ 1-1,5kg.
– Giữa thai kỳ (3-6 tháng) mẹ bầu nên tăng từ 4-5kg
– Cuối thai kỳ (6-9 tháng) mẹ bầu nên tăng từ 5-6kg
Chỉ số BMI chuẩn khi mang thai
Mẹ tăng cân nhiều không có nghĩa là con sẽ luôn luôn có cân nặng lớn. Nếu tính theo chỉ số BMI (Body mass index, chỉ số cơ thể) có thể ước tính số cân nặng khái quát đối với từng nhóm cân nặng mẹ bầu như sau:
– Nhóm các mẹ bầu người nhỏ nhắn Low BMI <19.8 cân nặng nên tăng lên từ 12,5-18kg
– Nhóm các mẹ bầu cơ thể bình thường Normal MBI 19,8-26 cân nặng nên tăng lên từ 11,5-16kg.
– Và nhóm các mẹ bầu có trọng lượng khá lớn High BMI 26-29 cân nặng nên tăng lên là 7-11,5kg.
– Nhóm các mẹ bầu có trọng lượng lớn với chỉ số BMI>29 thì cân nặng chỉ nên tăng lên trong vòng 7kg.
Điều này có nghĩa là nếu mẹ bầu trước khi mang thai cân nặng càng lớn thì khi mang bầu càng cần kiểm soát để cân nặng tăng lên ít hơn so với các mẹ vốn tạng người nhỏ, gầy.
Vào đầu thai kỳ cân nặng của mẹ bầu hầu như chưa tăng lên, thậm chí có người còn bị giảm cân do vấn đề ốm nghén. Tuy nhiên mẹ bầu cũng đừng lo lắng. Thông thường cân nặng của người mang thai sẽ tăng dần khi bước vào giữa thai kỳ (từ tuần thứ 14 trở đi) và sẽ tăng nhiều hơn vào cuối thai kỳ (trung bình mỗi tuần tăng 0,5 kg kể từ tuần 28 trở đi).
Các chỉ số thực tế cân nặng của một thai phụ
Số cân nặng mà mẹ bầu tăng lên liên quan đến trọng lượng cơ thể của thai nhi sẽ có chỉ số trung bình như sau:
– Trọng lượng của bé trong bụng mẹ: 3.000gram
– Nước ối: 800 gram
– Nhau thai: 500 gram
– Bầu vú mẹ: 400 gram
– Máu và nước trong cơ thể người mẹ: 1200 gram
– Mỡ và protein: 5000 gram
Ngay sau khi sinh cân nặng của người mẹ sẽ giảm 5,5kg, 2 tuần sau sinh sẽ giảm 4 kg, sau 6 tuần sinh tiếp tục giảm 2,5kg.
Khám phá thêm:
Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Nguyên tắc ăn uống để thai nhi tăng cân, vào con không vào mẹ
Mẹ bầu tăng cân quá nhiều, tỉ lệ rủi ro trong thai kỳ sẽ càng lớn
Các mẹ bầu tăng cân quá mức, mẹ bầu tăng cân nhanh trong thai kỳ thường phải đối mặt với các vấn đề về mang thai cũng như sinh nở. Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai cũng như dễ mắc các bệnh nguy hiểm đối với thai nhi như tiểu đường, thậm chí là nhiễm độc thai nghén. Ngoài ra mẹ bầu có thể gặp khó khăn khi muốn sinh con theo phương pháp tự nhiên và hơn thế có thể gây ra những dị tật bẩm sinh bất thường cho thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên đặt ra một chế độ ăn uống gồm các bữa chính và bữa phụ sao cho có một tỉ lệ hợp lý. Với các mẹ bầu gặp phải vấn đề ốm nghén nên lưu ý chia thành nhiều bữa và mỗi bữa chỉ nên ăn với số lượng ít.
Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu nên chú ý nguồn thực phẩm cung cấp chất béo và protein phù hợp như các loại ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá, thịt trắng, thịt đỏ (vừa phải), rau củ quả, v.v. và nên được chế biến khoa học, không nêm nếm quá nhiều gia vị.
Mẹ bầu cần bổ sung các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ, uống nhiều nước, kiêng các loại đồ uống có cafein và đường.
Chế độ vận động cũng rất quan trọng
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, việc vận động tập thể dục cũng là một phương thức quan trọng tăng cường sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý về thời lượng tập và tránh các động tác quá mạnh.
Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tập thể dục đều đặn giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, chống lại các bệnh như cảm lạnh…; đồng thời mẹ sẽ “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn và sinh con khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và đi bộ từ 15 đến 20 phút/ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của mình. Các bài tập yoga hay bơi lội cũng phù hợp với mẹ bầu.
Các bài viết liên quan
- 6 món ăn Đại Bổ Dưỡng cho mẹ bầu, giúp mẹ ngủ ngon và bé phát triển IQ cao.
- 5 MÓN ĂN CHO MẸ BẦU – Làm thế nào để con sinh ra tóc tốt, lông mày rậm, da đẹp
- MẸ BẦU LƯU Ý: Hoa quả nên tránh ăn khi mang thai!
- 5 rắc rối mẹ bầu phải đối mặt trong thai kỳ