Tài chính sau khi kết hôn luôn là một trong những vấn đề mà các cặp đôi mới cưới quan tâm. Khi chấp nhận kết hôn với ai đó, đồng nghĩa với việc bạn sẵn sàng chia sẻ với họ những quyết định về tài chính. Những nguyên tắc tài chính dưới đây giúp hôn nhân của bạn ngày càng bền vững.
Công khai tài chính với bạn đời sau khi kết hôn
Trước hay sau đám cưới, các cặp vợ chồng nên kê khai toàn bộ các khoản tài chính của mình. Đó bao gồm thu nhập và chi tiêu hằng tháng. Đặc biệt, nếu có những khoản nợ tín dụng hoặc vay tín chấp, bạn cũng nên chia sẻ cởi mở với nửa kia.
Hai vợ chồng nên công khai tài chính với nhau
Điều này ảnh hưởng đến tương lai cũng như những dự định của hai. Chuyên gia tài chính Pam Horack cho biết: “Các cặp đôi nên ngồi xuống và có một cuộc thảo luận trung thực về tiền bạc và những gì họ có”.
Thường xuyên bàn bạc về chuyện tiền nong
Nhiều người nghĩ rằng, chuyện tiền bạc là vấn đề nhạy cảm không nên nói nhiều. Thế nhưng, quan niệm này không còn phù hợp nêú hai bạn đã về chung một nhà. Việc thẳng thắn chia sẻ tạo điều kiện cho hai vợ chồng hiểu về quan niệm tài chính của đối phương.
Bạn cũng nên thống nhất với nhau trong chuyện chi tiêu hằng ngày. Ai là người chi trả hóa đơn? Các khoản tiền nên phân bổ thế nào? Việc giải đáp được những điều này giúp bạn tránh khỏi mâu thuẫn về sau.
Có thể ban đầu, bạn và nửa kia sẽ có những bất đồng. Tuy nhiên, đây là điều hết sức bình thường. Chỉ cần kiên nhẫn lắng nghe và bàn bạc, chắc chắn cả hai sẽ tìm được tiếng nói chung.
Chia sẻ tránh nhiệm về vấn đề tài chính
Đây là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng. Dù ai là trụ cột trong gia đình đi chăng nữa, việc chia sẻ gánh nặng tài chính là trách nhiệm của cả hai người. Hai vợ chồng có thể quyết định mở tài khoản chung hay không.
Cả hai cần cùng nhau chia sẻ trách nhiệm tài chính
Song những khoản chi tiêu hằng ngày nên được phân chia rõ ràng. Đây là cách mà cả hai cùng nhau giải quyết vấn đề tài chính. Đặc biệt, khi có con thì hai vợ chồng càng nên chia sẻ với nhau để tránh việc một người phải chịu gánh nặng quá lớn.
Thỏa thuận về kế hoạch dành dụm cho tương lai
Nếu khi còn độc thân, bạn có thể chi tiêu thoải mái không cần lo nghĩ nhiều thì lúc lập gia đình, mọi chi tiêu cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng. Nó không chỉ là quyết định của riêng bạn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
Các chuyên gia về kế hoạch tài chính khuyên rằng, hai vợ chồng cùng dành dụm các khoản tiền nhất định. Nó giúp bạn giải quyết các vấn đề trong tương lai. Ví dụ như tiền mua nhà, mua xe, tiền học của con… Sau khi kết hôn, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Vậy nên, việc tiêu tiền vô lo vô nghĩ như thời độc thân là không nên.
Không phán xét cách tiêu tiền của đối phương
Mỗi người có nhu cầu và quan niệm riêng về cách sử dụng tiền. Vậy nên bạn không nên phán xét nửa kia. Bạn nên tôn trọng và tìm hiểu thói quen chi tiêu của người bạn đời của mình. Nếu cho rằng cách tiêu tiền đó không hợp lý, bạn có thể nhẹ nhàng góp ý. Những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng sẽ giúp cả hai hiểu nhau nhiều hơn.
Bạn không nên phán xét cách dùng tiền của đối phương
Chi tiêu hợp lý
Nguyên tắc này sẽ giúp bạn không gặp những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hai vợ chồng bạn đủ tiền mua một ngôi nhà 2 tỷ nhưng không đồng nghĩa bạn nên mua ngôi nhà 2 tỷ. Việc sử dụng hết tiền cho một ngôi nhà khiến bạn gặp khó khăn về sau. Do đó, bạn nên cân nhắc chi tiêu ở mức hợp lý. Bạn vẫn cần tiền cho các hoạt động khác như chăm sóc con cái, đi du lịch, phụng dưỡng bố mẹ.
Giữ bình tĩnh khi xảy ra bất đồng về tài chính
Tài chính là vấn đề có thể khiến hai vợ chồng căng thẳng với nhau. Từ đó, bạn sẽ dễ tranh cãi hoặc thậm chí phá vỡ hôn nhân. Các cặp đôi cần nhớ rằng, tiền không phải mục tiêu để kết hôn. Đó vốn dĩ là phương tiện để bạn thực hiện các mục tiêu khác. Thế nên khi có xung đột liên quan đến tài chính, hai bạn nên giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết.
Những nguyên tắc tài chính sau khi kết hôn giúp các cặp đôi cân bằng được cuộc sống và chuyện tiền nong. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!