X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tắc ruột vì ăn lương khô và bắp sau nhiều ngày liền giữa lũ lớn

Mất 5 phút để đọc
Tắc ruột vì ăn lương khô và bắp sau nhiều ngày liền giữa lũ lớn

Người đàn ông 41 tuổi cùng 4 người trong gia đình ở Quảng Ninh bị tắc ruột vì ăn lương khô và bắp trong suốt nhiều ngày ngập nặng.

Bệnh nhân tắc ruột là do ăn quá nhiều bắp

Sáng 19/10, người này bắt đầu đau bụng, lăn lộn không thể đi được, trong khi nước lũ vẫn dâng cao. Đến sáng hôm sau, anh mới đi nhờ được thuyền ra Quốc lộ 1 để đón xe đến bệnh viện huyện. Nhưng khó khăn lại đến khi bệnh viện cũng bị ngập lụt không đủ điều kiện điều trị. Anh một mình thuê xe đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới và vào cấp cứu ngày 20/10.

tac-ruot-vi-an-luong-kho-va-bap

Bác sĩ Hoàng Minh Hùng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, thông tin bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đầy bụng, không đi ngoài được, đau dữ dội nóng rát vùng thượng vị. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy ruột bệnh nhân bị giãn rất lớn, ở đoạn chuyển tiếp tại ruột non có khối bã thức ăn gây tắc ruột.

Bệnh nhân được các bác sĩ truyền dịch, đặt ống thông dạ dày, các triệu chứng dần cải thiện. Bác sĩ Hùng nhận định do bệnh nhân đã ăn lương khô và bắp (ngô) trong 3-4 ngày, trong khi hệ tiêu hóa yếu nên đã hình thành khối bã làm tắc ruột.

“Bệnh nhân tắc ruột là do ăn quá nhiều bắp”, bác sĩ Hùng nói về trường hợp này

Tuy nhiên, bệnh nhân tắc ruột vì ăn lương khô và bắp đã đến viện kịp thời nên đã được chữa trị, nếu muộn hơn có nguy cơ khối bã thức ăn gây viêm loét, phải phẫu thuật.

Nguyên nhân thường gặp dẫn đến tắc ruột

tac-ruot-vi-an-luong-kho-va-bap

Lương khô hay bánh lương khô là một loại thức ăn tổng hợp được làm sẵn, ép khô thành thanh với thành phần chủ yếu là chất bột và đường. Đây là thực phẩm có đặc tính có thể dự trữ lâu dài để ăn dần, dễ bảo quản và sử dụng đơn giản, nhanh chóng. Đây là loại thức ăn dã chiến, phù hợp trong điều kiện chiến tranh cũng như những hoàn cảnh khó khăn, cấp bách khác như lũ lụt ở miền Trung ở thời gian này.

Bác sĩ cho biết, nguyên nhân tắc ruột là do bã thức ăn là tình trạng một khối bã thực vật, động vật, lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều thành phần khác nhau, hình thành ở dạ dày rồi di chuyển xuống làm tắc ruột non.

Đặc biệt, nếu ăn các thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi; thức ăn nhiều chất xơ như măng, bắp, lương khô… sẽ khiến khối bã thức ăn hình thành. Ăn khi đói, dạ dày trống rỗng, hơn nữa thực phẩm lại nhiều chất xơ, nhiều nhựa dễ bị kết tủa, dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc gây tắc ruột nguy hiểm.

Bên cạnh đó, thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tắc ruột.

Nếu người bị tắc ruột không được xử trí kịp thời thì có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, thậm chí tử vong.

Một tuần không chạy thận được do kẹt trong lũ

Cụ ông 71 tuổi đến kỳ lọc máu nhân tạo nhưng hơn một tuần không thể đến viện được vì nhà ngập sâu trong nước lũ.

Sáng 22/10, lực lượng cứu hộ của quân đội dùng ca nô tiếp cận mới đưa được ông vượt lũ để ra quốc lộ để chuyển đến bệnh viện chạy thận nhân tạo.

Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới có triệu chứng mệt, ho, khó thở, viêm phổi do cảm lạnh. Các bác sĩ lập tức chạy thân nhân tạo cấp cứu để lọc máu cho ông.

tac-ruot-vi-an-luong-kho-va-bap

“Hơn một tuần nay nhà tôi ngập sâu, đến chu kỳ chạy thận nhưng không thể nào đi được”, ông nói. “May mắn khi gia đình cố gắng liên lạc với các đội cứu trợ và sáng nay bộ đội cứu viện”.

Thông thường bệnh nhân chạy thận được chỉ định lọc máu 3 lần mỗi tuần. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân này bị suy thận mạn, đến chu kỳ mà không chạy thì cực kỳ nguy hiểm. Các chất độc hại, nước dư thừa không được đưa ra khỏi cơ thể sẽ tích tụ lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Theo tuoitre

Xem thêm

5 bệnh cần chú ý phòng, chống trong mùa mưa lũ hoành hành

Những hình ảnh nghẹn ngào trong lễ truy điệu 22 chiến sĩ hy sinh ở Quảng Trị

Thủy Tiên xin trích tiền cứu trợ lũ lụt để giúp trường hợp khó khăn khác khiến dân mạng tranh cãi gay gắt

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Tắc ruột vì ăn lương khô và bắp sau nhiều ngày liền giữa lũ lớn
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it