Tác hại của sóng điện thoại với trẻ sơ sinh là vô cùng lớn vì thế các ông bố bà mẹ tuyệt đối không để trẻ đến gần với loại bức xạ này. Chúng sẽ gây ra những nguy cơ mắc ung thư não, chậm phát triển, giao tiếp kém với trẻ.
- Bức xạ điện thoại là gì
- Sóng điện thoại ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh
- Cách bảo vệ trẻ trước sóng điện thoại.
Trong cuộc sống hiện nay thì điện thoại là một thiết bị không thể thiếu của bất cứ ai. Với những công nghệ hiện đại, điện thoại có đủ các chức năng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, vì thế nhiều bậc phụ huynh sử dụng điện thoại mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi ôm con trong tay. Điều này vô hình chung đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ bởi những bức xạ điện thoại với trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, theo Phó giáo sư – Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ “Theo kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi cha mẹ cho trẻ tiếp cận với điện thoại di động, tivi và màn hình điện tử quá sớm dễ dẫn đến chậm phát triển nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ”.
Bức xạ điện thoại là gì?
Có hai loại bức xạ: ion hóa và không ion hóa. Bức xạ ion hóa là tia X, radon, ánh sáng mặt trời thuộc tần số cao. Còn bức xạ không ion hóa là bức xạ có tần số thấp. Điện thoại di động có bức xạ không ion hóa.
Khi cho chuột tiếp xúc với sóng điện thoại 9 giờ mỗi ngày và kéo dài hai năm thì não chuột xuất hiện khối u. Điều này cho thấy giữa ung thư và bức xạ từ điện thoại di động có liên quan. Dù chưa đủ dữ liệu chắc chắn nhưng ba mẹ cũng nên quan tâm đến thông tin này.
Bạn có thể chưa biết:
Đừng mang bức xạ đến gần bé
Dường như, ai trong chúng ta cũng bị “dính chắc” vào điện thoại di động. Hiện nay, khó mà thấy được một người không sử dụng smartphone. Thậm chí có người còn đặt thiết bị này ở giường khi ngủ. Những hành động đó vô hình trung tạo thành mối nguy hại khi nhà bạn đang có bé sơ sinh.
Bé không phân biệt được tốt – xấu khi sử dụng điện thoại. Vì thế, bạn phải là người chủ động giám sát và tạo môi trường an toàn cho trẻ. Đừng để “nhàn tay” mà đưa điện thoại di động cho trẻ “tự xử”. Bởi vì tác hại mà chúng mang lại rất đáng sợ.
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ra sao?
Bức xạ từ điện thoại di động có những tác hại không ngờ đến sức khỏe trẻ em. Với trẻ sơ sinh, các tác động này đặc biệt nguy hiểm. Hộp sọ của trẻ sơ sinh mỏng, kích thước nhỏ nên chúng hấp thụ bức xạ điện thoại rất mạnh.
Vài nghiên cứu khác còn phát hiện tủy xương của trẻ hấp thụ bức xạ điện thoại gấp 10 lần người lớn. Nhiều nước như Bỉ, Pháp, Phần Lan… đã tìm cách hạn chế trẻ em đến gần điện thoại di động. Riêng ở nước ta, việc này chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức.
Việc sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ai cũng biết. Tuy nhiên những tác hại cụ thể của nó đến bé là gì không phải ba mẹ nào cũng ý thức được. Hãy xem bạn đã làm hại con mình thế nào:
Nguy cơ mắc ung thư não
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bức xạ điện thoại di động có thể gây ra ung thư. Đáng sợ hơn, trẻ em có khả năng hấp thụ hơn 60% bức xạ đó. Vì da, mô và xương của trẻ còn non yếu nên hấp thu bức xạ gấp đôi người trưởng thành. Một cuộc gọi hai phút gần trẻ cũng có thể khiến trẻ tăng động suốt một giờ sau đó.
Sóng điện thoại còn làm tăng gấp đôi nhịp tim và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Chưa hết, nó còn khiến trẻ hay lo lắng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Vì sóng điện thoại tác động mạnh đến não nên ảnh hưởng lớn đến trí thông minh của trẻ. Để smartphone gần con, ba mẹ sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ mắc ung thư não lên đến 4-5 lần.
Giảm thị lực nếu cho trẻ sơ sinh xem điện thoại
Tác hại điện thoại với trẻ sơ sinh là gì? Màn hình điện thoại phát ra cường độ ánh sáng mạnh. Mắt trẻ đang phát triển nên việc nhìn smartphone thường xuyên sẽ làm suy giảm thị lực của bé. Dần lâu, trẻ có thể sẽ bị nhức mắt, khô mắt, thậm chí mờ mắt dần.
Việc ba mẹ dùng điện thoại chụp hình con cũng là hành vi gây hại cho con. Bởi một khi ba mẹ quên tắt flash cũng sẽ làm tổn thương giác mạc của con. Đã có trường hợp trẻ bị mù vì đèn flash từ điện thoại di động.
Trẻ sơ sinh gần sóng điện thoại thường xuyên có nguy cơ chậm phát triển, giao tiếp kém
Tác hại của sóng điện thoại với trẻ sơ sinh? Bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Ba mẹ cũng không nên sạc điện thoại gần trẻ. Vì khi ấy, bức xạ cao gấp 1.000 lần so với bình thường. Chúng khiến trẻ quấy khóc và chậm lớn. Chưa kể, việc trẻ chú ý nhiều đến hình ảnh trên điện thoại khiến trẻ ít tương tác với xung quanh. Kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng theo đó mà bị hạn chế nếu ba mẹ thường xuyên cho trẻ sơ sinh xem điện thoại.
Ba mẹ chăm chú vào điện thoại làm xao nhãng việc chăm con
Khi smartphone chưa phổ biến, hầu hết thời gian ngoài giờ làm việc của các bậc phụ huynh là để chăm con. Nhưng sự xuất hiện của chiếc điện thoại thông minh và sự bùng nổ của thông tin đã khiến những ông bố, bà mẹ trẻ bị xao nhãng quá nhiều bởi những thiết bị này.
Thời gian dành cho điện thoại quá nhiều, trang cá nhân trên Facebook hay Instagram… ngốn không ít thời gian của ba mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ thậm chí còn vừa bế con vừa lướt smartphone. Trẻ không nhận được sự quan tâm đúng mức của ba mẹ, từ đó sợi dây liên kết giữa con cái và ba mẹ cũng vì thế mà nhạt dần.
Bác sĩ Phạm Minh Triết – Trưởng khoa tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết “Ngay từ lúc trong bụng mẹ, trẻ đã có sự liên kết với mẹ qua sợi dây rốn, vì thế dù sau khi sinh đến lúc trưởng thành, trẻ luôn cần sự quan tâm, trao đổi với bố mẹ để phát triển tư duy và thể chất. Cha mẹ nên sắp xếp và tranh thủ nhiều nhất có thể thời gian chơi và trò chuyện với con từ 30-60 phút mỗi ngày vào một giờ cố định. Trong lúc chơi, bố mẹ có thể dạy con những kỹ năng tương tác, kỹ năng mềm…”
Bạn có thể chưa biết:
Cách bảo vệ trẻ trước sóng điện thoại
Smartphone cũng như sóng điện thoại di động là những thứ có thể gây nguy hiểm cho con. Vì thế bố mẹ cần bảo vệ trẻ trước những tác hại của sóng điện thoại với trẻ sơ sinh bằng những phương pháp đơn giản sau:
- Hạn chế những cuộc nói chuyện hàng giờ bằng điện thoại di động khi đang ở gần trẻ.
- Bố mẹ không nên để điện thoại gần nơi trẻ chơi, trẻ ngủ.
- Không nên cho trẻ sơ sinh nhìn màn hình điện thoại. Bố mẹ cũng cần tắt flash của điện thoại di động khi chụp hình trẻ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên tốt nhất đừng nên chụp hình trẻ thường xuyên.
- Gia đình tuyệt đối không được xem smartphone là một món đồ chơi cho con.
Ba mẹ đã biết rõ ảnh hưởng của sóng điện thoại với trẻ em sơ sinh. Nhìn chung smartphone là một thiết bị tân tiến không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên khi có con, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tránh dùng thiết bị này ở gần bé, không để trẻ sơ sinh nhìn màn hình điện thoại. Việc đó sẽ giúp bé tránh những tác động tiêu cực mà smartphone và sóng điện thoại gây ra. Ngoài ra bố mẹ cũng có thêm nhiều thời gian để tương tác, chăm sóc và yêu thương con hơn.
Thế nên, hỡi những bà mẹ, hay bỏ thói quen một tay ôm con, tay còn lại tranh thủ lướt điện thoại đi nhé. Hãy nhớ rằng tuổi thơ của con chỉ có một, qua đi rồi thì bạn chẳng bao giờ có lại được. Đừng mải mê quay hình, chụp ảnh con mà bỏ qua việc giao tiếp với con. Hãy để con được nhìn thấy ánh mắt trìu mến của mẹ, chứ không phải là cái lưng điện thoại đầy buồn tẻ.
Nguồn tham khảo: Ít được tương tác, trẻ chậm phát triển – Tuổi trẻ.
Xem thêm:
- Dùng nhiều điện thoại khiến con chậm phát triển! Làm sao đây khi CON ĐÃ NGHIỆN MÀN HÌNH?
- Dùng điện thoại khi mang thai ảnh hưởng tới não bộ thai nhi như thế nào theo nghiên cứu của Hoa Kỳ?
- 5 sai lầm nên tránh khi lần đầu cho trẻ dùng điện thoại di động riêng