Sốt xuất huyết có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm, khi căn bệnh này khá nguy hiểm. Nhất là trẻ em có sức đề kháng yếu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng về sau. Hãy cùng nhau tìm hiểu sốt xuất huyết có lây không và những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhé!
- Sốt xuất huyết là gì?
- Bệnh sốt xuất huyết có lây hay không?
- Các phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một chủng virrus có tên Dengue gây ra và vật chủ trung gian lan truyền bệnh phổ biến nhất là muỗi vằn.
Trong đó, đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và có tác động nặng nhất là trẻ em. Khi đã mắc bệnh, cơ thể của người bệnh sẽ trở nên đau nhức ở nhiều vùng khác nhau và đặc biệt là ở vùng khớp và cơ. Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, bên ngoài da của bệnh nhân sẽ xuất hiện những đốm phát ban và tình trạng sốt cao. Nếu bệnh trở nặng sẽ gây chảy máu ở các đốm phát ban, giảm huyết áp và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
Các mẹo trước khi đi tiêm phòng giúp con giảm đau nhanh và hạ sốt
Gợi ý cách chống sốt khi tiêm phòng cho con chơi khoẻ và mẹ an tâm
Bệnh sốt xuất huyết có lấy hay không?
Bệnh sốt xuất huyết được các chuyên gia xác định có khả năng lây từ người sang người. Vậy virrus sẽ lây từ người bệnh qua người không bệnh theo những phương thức nào?
Sau đây là những phương thức mà virus có thể lây lan trong cộng đồng:
- Muỗi vằn: Có thể nhận diện muỗi vằn thông qua những khoang trắng xung quanh chân. Loại muỗi này thường sống và sinh sôi ở những khu vực ẩm ướt, ao tù hoặc vũng nước đọng. Đặc biệt, trên phần kim chích của muỗi vằn có chứa virrus Dengue gây sốt xuất huyết. Nên khi bị chích bởi muỗi vằn thì người bị chích sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Hoặc muỗi đã từng hút máu của người bệnh sau đó tiếp tục chích và hút máu của người lành sẽ gây lây lan bệnh trong cộng đồng rất nhanh chóng.
- Lây bệnh qua máu hoặc vết thương hở: Nếu sơ xuất để vết thương hở của người bình thường tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Ngoài ra, nếu mẹ bầu trước khi sinh từ 2 đến 3 tuần nhưng mắc bệnh sốt xuất huyết, thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm đến thai nhi thông qua máu.
- Lây nhiễm ngoài cộng đồng: Khi ở trong cộng đồng, nếu tiếp xúc hoặc hít phải dịch của người bệnh thì vẫn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì thế, việc đeo khẩu trang và thường xuyên vệ sinh tay sẽ giúp hạn chế lây nhiễm bệnh và hạn chế bùng dịch trong cộng đồng.
Muỗi vằn là tác nhân chính dẫn đến bệnh sốt xuất huyết
Các phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Tính đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là không để muỗi vằn có cơ hội sinh sôi và đốt vào da chúng ta.
Sau đây là một số cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả mà mọi người nên tham khảo:
Mặc quần áo dài tay khi ngủ
Khi đi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rất hạn chế di chuyển và tạo cơ hội tốt để muỗi vằn tiếp cận và đốt. Chính vì vậy việc mặc áo quần dài tay sẽ giúp chúng ta tạo nên một lớp bảo vệ xung quanh cơ thể khỏi muỗi vằn vào buổi đêm.
Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo màu trung tính, vì muỗi vằn có xu hướng thích những vật màu tối.
Sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng và nhang muỗi
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp những loại thuốc xịt côn trùng và nhang muỗi mang lại hiệu quả cao, với mùi hương dễ chịu và có khả năng đuổi côn trùng thì đây là lựa chọn tuyệt vời.
Bạn có thể xịt thuốc vào những khe tủ, gầm giường hoặc đốt nhang muỗi lên để tiêu diệt muỗi.
Sử dụng thuốc xịt muỗi để hạn chế bị muỗi chích
Bật điều hoà, máy quạt và màng chống muỗi
Cách đơn giản nhất để có một giấc ngủ ngon mà không lo ngại muỗi đó chính là sử dụng mang chống muỗi (hay còn được gọi là mùng). Với chức năng chính là chống các loại côn trung nhỏ như ruồi, muỗi, gián quấy phá. Ngoài ra, chúng ta có thể bật điều hoà hoặc máy quạt với công suất vừa phải sẽ làm muỗi khó tiếp cận để đốt hơn.
Vệ sinh môi trường sống xung quanh
Thường xuyên vệ sinh nhà của gọn gàng sạch sẽ, hạn chế những khu vực ẩm ướt và có thể đọng lại vũng nước. Vì đây là môi trường sinh sản chính của muỗi. Bên cạnh đó, nếu xung quanh nhà có nhiều bụi rặm thì hãy phát quang chúng, vì bụi rậm là nơi muỗi sinh sống.
Tổng kết
Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh tương đối nguy hiểm, đối với từng đổ tuổi sẽ có từng mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ rất nhanh khỏi. Bên cạnh đó, chúng ta cần chung tay đẩy lùi môi trường sinh sản và sống của muỗi vằn để hạn chế nhất về nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết trong bối cảnh hiện nay nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!