Trẻ sợ người lạ là điều bình thường trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi trẻ được khoảng 18 tháng tuổi, nỗi sợ hãi này bắt đầu qua đi. Có những cách cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.
Trẻ sợ người lạ là điều rất bình thường
Điều này xảy ra khi trẻ có sự gắn bó với những người quen thuộc – giống như bạn. Khi đã bện hơi, trẻ sơ sinh có thể phản ứng với người lạ bằng cách khóc ầm ĩ, lầm lì, tỏ ra sợ hãi hoặc lẩn trốn.
Trẻ sợ người lạ nhất khi được khoảng 7-10 tháng tuổi. Điều này có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn. Đến khi trẻ được 18 tháng đến 2 tuổi mới đỡ.
Ví dụ, một em bé 10 tháng tuổi đã đi trẻ từ khi được 6 tháng có thể không thích nếu ở lớp có cô giáo mới. Bé có thể khóc, ôm chặt mẹ hoặc hét lên khi được cô giáo đón.
Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ người lạ
Mặc dù trẻ sợ người lạ là điều rất bình thường, bạn có thể giúp con bạn cảm thấy đỡ khó chịu hơn.
Giúp con cảm thấy thoải mái
- Cho con gặp gỡ nhiều người mới trong một môi trường an toàn và thoải mái. Ví dụ, cho con tiếp xúc với bạn bè của mình hoặc người lạ. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu gặp người lạ ở nhà.
- Nếu con bạn tỏ ra khó chịu, hãy an ủi bé và thử một cách tiếp cận khác. Ví dụ, tất cả chơi cùng nhau – hoặc bế bé ra xa cho đến khi bé bình tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể thử lại.
- Mang đồ chơi yêu thích của con theo cùng khi bạn dành thời gian với những người mới.
- Đừng bỏ qua hoặc gạt bỏ sự sợ hãi của trẻ đối với người lạ. Điều này có thể làm bé sợ hơn. Cũng tránh bảo con là nhút nhát.
Hành động một cách từ từ
- Hãy kiên nhẫn. Đừng đẩy con bạn đến với người lạ khi bé chưa sẵn sàng. Quá thúc giục khi trẻ còn đang học kỹ năng này sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn với người lạ.
- Nếu phải để người lạ đón trẻ (như họ hàng, bạn bè), nhắc họ để cho bé cảm thấy thoải mái. Trẻ yên tâm hơn khi người lạ tiếp cận mình một cách từ từ và chậm rãi, và đừng cố gắng nhấc bổng chúng lên.
- Cho con cơ hội tìm hiểu một người lạ khi bạn ở gần. Hãy ở gần con bạn. Điều này sẽ giúp trẻ yên tâm rằng bạn sẽ không bỏ mặc bé.
Cho con hiểu những gì đang xảy ra
- Nếu phải để con lại với một lạ như cô giữ trẻ, hãy chào con trước khi rời đi. Nếu bạn rời đi mà không nói với cô ấy, lần sau bé sẽ bám chặt lấy bạn vì sợ bạn sẽ biến mất.
- Đối với trẻ lớn hơn, hãy cho con biết người mới là ai và điều gì đang xảy ra. Ví dụ, giải thích rằng cô giáo mới là người tốt. Cho bé biết khi nào bạn sẽ quay lại. Để cho bé thời gian tìm hiểu người đó trong khi bạn vẫn bên cạnh.
Cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn
- Cho trẻ thấy rằng bạn không sợ người lạ. Chào đón họ nồng nhiệt bằng nụ cười, tư thế thoải mái, giao tiếp bằng mắt và giọng nói vui vẻ. Bạn hãy hướng dẫn trẻ cách phản ứng với những người lạ.
- Tiếp tục giới thiệu con bạn với những người mới. Càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với người lạ và cảm thấy an toàn, nỗi sợ hãi của trẻ sẽ càng giảm.
- Đừng lo lắng về cảm giác của người lạ. Chỉ cần nói với họ rằng con đang trải qua một giai đoạn học tập để mạnh dạn hơn.
Trẻ hơn hai tuổi nhưng vẫn sợ người lạ thì sao?
Hầu hết trẻ được hơn 2 tuổi thì sẽ không sợ người lạ nữa.
Sau thời gian này mà bé vẫn không hết sợ, bạn hãy thử tạo cho con tính tự lập. Khi tự lập hơn, bé cũng sẽ tự tin hơn khi gặp người lạ.
Dưới đây là một số cách giúp trẻ trở nên tự lập như:
- Hãy để con tự làm mọi việc, tự mình khám phá những môi trường vui chơi mới và tự chơi đồ chơi.
- Cho con nhiều trải nghiệm mới và giới thiệu cho bé những gương mặt mới. Theo thời gian, trẻ sẽ nhận ra rằng không có gì nguy hiểm cả.
- Không thúc giục, cho con cơ hội tìm ra các giải pháp cho chính mình.
- Giúp con học cách tự ngủ.
Giúp con vượt qua nỗi sợ người lạ
Quá sợ người lạ có thể dẫn đến sợ tiếp xúc với xã hội khi trẻ lớn lên. Vì vậy, bạn cần tư vấn của chuyên gia y tế trong trường hợp này. Hoặc nếu tình trạng không thuyên giảm kể cả khi không có người lạ nào.
Ngoài ra, nếu trẻ sợ người lạ không tiến triển khi được hai tuổi, hoặc còn tệ hơn, bạn nên cho bé đi khám.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị rối loạn lo âu, thì con bạn cũng có thể có những dấu hiệu sớm của bệnh này.
Không ai hiểu con bạn bằng bạn. Nếu bạn lo lắng khi trẻ sợ người lạ, hãy trao đổi với các chuyên gia sau đây:
- bác sĩ nhi khoa
- bác sĩ gia đình của bạn
- cố vấn trường học của con bạn
- một phòng khám chuyên khoa tâm lý.
Theo Raisingchildren
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!