Sinh thường có nên đi lại nhiều hay không? Những kiêng cữ mẹ sau sinh không được quên là gì?

Sinh thường có nên đi lại nhiều không? Đối với chị em sinh mổ, việc đi lại phải được thực hiện sớm để không bị dính ruột. Còn với mẹ sinh thường, tùy vào sức khỏe và cơ địa mỗi người, chị em có thể đi lại sau 1 tuần nằm ổ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh thường có nên đi lại nhiều là điều nhiều mẹ bầu thắc mắc. Thực tế việc đi lại sau sinh có lợi cho chị em phụ nữ, giúp mẹ nhanh lành vết thương và hạn chế bế sản dịch. Sau đây là thông tin mẹ cần biết:

  • Sinh thường có nên đi lại nhiều?
  • Không nên kiêng tắm sau khi sinh con
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Nên tránh gió sau khi sinh
  • Sau khi sinh con, không nên quan hệ chăn gối quá sớm
  • Sau khi sinh con, không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu
  • Hạn chế xem ti vi và máy tính

1. Sinh thường có nên đi lại nhiều?

"Sau sinh thường có nên đi lại nhiều?" là thắc mắc của không ít chị em hậu sinh sản. Đối với chị em sinh mổ, việc đi lại phải được thực hiện sớm để không bị dính ruột. Còn với mẹ sinh thường, tùy vào sức khỏe và cơ địa mỗi người, chị em có thể đi lại sau 1 tuần nằm ổ nhé.

Sinh thường có nên đi lại nhiều? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ phải vận động đi lại để sản dịch còn ra. Không nên nằm một chỗ, vì nguy cơ bế sản dịch, nhiễm trùng là rất cao. Đối với mẹ phải rạch tầng sinh môn thì đi lại nhẹ nhàng giúp nhanh lành vết khâu, hạn chế mưng mủ và giảm cơn đau ở vết thương.

Mẹ có thể quan tâm:

Lưu ý cho chị em: Sau khi bị sảy thai có nên đi lại, vận động nhiều không?

2. Không nên kiêng tắm sau khi sinh con

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ và khi tỉnh dậy thường nhễ nhại mồ hôi, ướt sũng cả quần áo trong. Do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều, rất dễ làm bẩn da. Thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da, dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên kiêng tắm sau khi sinh con (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sau sinh bao lâu thì được tắm gội? Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên. Gội đầu sau sinh đúng cách còn giúp thư giãn, thoải mái tinh thần và nhanh hồi phục sức khoẻ.

Khi tắm các sản phụ nên lưu ý

  • Không nên tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt,…
  • Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5 – 10 phút là đủ
  • Tắm bằng vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội
  • Nhiệt độ trong phòng khoảng 20 độ C là thích hợp
  • Nhiệt độ nước tắm khoảng 340 – 36 độ C là tốt nhất

3. Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Sau sinh có được đánh răng không? Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Sản phụ có số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu, vì vậy, nhiều sản phụ không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản phụ nên đánh răng vào buổi sáng trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe.

4. Nên tránh gió sau khi sinh

Khi tiết trời không nóng nực quá, sản phụ khi ở cữ thường mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì thì không nên ra ngoài. Đây là điều rất thiết yếu. Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh.

Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

5. Sau khi sinh con, không nên quan hệ chăn gối quá sớm

Sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn. Nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở. Cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường.

Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng. Chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 - 8 tuần nên trong khoảng thời gian đó chị em không nên quan hệ tình dục.

Mgoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khỏe mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.

Quan hệ vợ chồng quá sớm sau sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn do sản dịch vẫn còn, cổ tử cung vẫn mở. Tùy vào cơ địa mỗi người, quá trình hồi phục có thể tốn nhiều hay ít thời gian. Nỗi ám ảnh của phụ nữ khi "chiều chồng" quá sớm sẽ gây ra tình trạng đau rát, khó chịu ở vùng kín, gây ra các bệnh lí hậu sản. Ngoài ra, quan hệ vợ chồng sớm tăng khả năng thụ thai ngoài ý muốn, tình trạng mang thai sau sinh 2 - 3 tháng xảy ra khá nhiều, dẫn đến việc phải bỏ thai vì sức khỏe của mẹ. Hoặc nếu vẫn giữ lại thai sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kĩ kiến thức trước khi muốn quan hệ tình dục sau sinh.

6. Sau khi sinh con, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú. Lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy có thể bị lây qua sữa cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thói quen cho sản phụ uống đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê… đều rất tốt. Dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp, sẽ có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và cho con bú.

Nên ăn uống khoa học (Nguồn ảnh: istockphoto)

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết thêm, chế độ dinh dưỡng sau sinh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và bé, mẹ cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất:

  • Tinh bột trong cơm, cháo, mì, khoai lang, ngô...
  • Protein: trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại quả hạch...
  • Chất béo thực vật
  • Vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, D, C

Mẹ sau sinh cần uống nhiều nước từ đa dạng nguồn để đảm bảo nguồn sữa cho bé và hạn chế ăn uống các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, caffein, đồ ăn tái sống...

7. Hạn chế xem ti vi và máy tính

Sau quá trình vượt cạn cơ thể của phụ nữ rất mệt mỏi, vì thế cần được nghỉ ngơi. Mẹ sau sinh không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem Tivi, đọc báo quá sớm có thể gây hại cho mắt. Có thể khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

Tóm lại, sau sinh thường có nên đi lại nhiều. Tránh nằm hay ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, cơ thể cần ổn định dần, hãy nên đi lại nhẹ nhàng và cẩn thận.

Nguồn tham khảo: Chế độ dinh dưỡng sau sinh - vnexpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen