Cô gái Phạm Mai Linh đã có trải nghiệm mang thai và sinh con tại đảo Cebu, Philippines. Cách khám thai tại đây rất khác biệt so với tại Việt Nam. Linh còn được tự chọn sinh con dưới nước tại bệnh viện với sự theo dõi, chăm sóc của 6 bác sĩ và y tá, điều dưỡng.
Mang thai ở nước ngoài sướng hơn Việt Nam?
Phạm Mai Linh (SN 1994), đang sống tại thành phố Cebu, đảo Cebu, Philippines. Mai Linh cho rằng thời gian mang bầu của cô rất hạnh phúc. Philippines dành nhiều ưu tiên cho những người phụ nữ mang bầu.
Họ rất trân trọng thế hệ tương lai, nên không muốn bà bầu phải có áp lực nào. Mai Linh được chăm sóc cả ở nhà và ngoài đường.
Khi ra ngoài, các bà bầu luôn được phục vụ ở quầy ưu tiên, ghế ưu tiên. Ở nhà, mẹ chồng chăm sóc Mai Linh từng chút. Mai Linh nói: “Mẹ chồng luôn dặn mình: “Lúc nào cũng phải thư giãn, thoải mái nha”.
Cả gia đình đều không cho Linh xách đồ, chịu nóng nực hay hít khói bụi. Mỗi khi Linh ra đường đều có chồng bên cạnh. Với người Philippines thì đó là cách quan tâm, chăm sóc vợ.
Chỉ siêu âm khi cần thiết
Linh cũng không cần đi siêu âm nhiều như các bà bầu ở Việt Nam. Mỗi tháng Linh đi khám thai một lần ở một bác sĩ khoa sản. Bác sĩ sẽ đo cân nặng, nghe nhịp tim em bé, hỏi tình trạng mẹ bầu.
Bác sĩ chỉ yêu cầu Linh siêu âm khi em bé được 3 tháng để biết ngày mang thai và tình hình thai. Từ đó Linh không siêu âm lần nào nữa.
Các bà bầu Việt Nam có đủ loại siêu âm, xét nghiệm, tiêm phòng. Nhưng ở Philippines thì không có những điều đó. Linh không hề biết đến xét nghiệm đo độ mờ vai gáy, dị tật. Cô cũng không tiêm phòng uốn ván.
Sản phụ được phép tự chọn sinh con dưới nước
Linh ấp ủ kế hoạch sinh con dưới nước để bé được ra khỏi bụng mẹ trong môi trường giống như nước ối. Tới tuần 37 của thai kì, Linh làm bản kế hoạch sinh gửi đến bệnh viện để các bác sĩ phụ trách ca sinh của cô kí.
Linh sẽ được sinh con dưới nước tại phòng riêng của thư viện và được chuẩn bị những thứ như yêu cầu của cô. Mai Linh kể:
“Trong kế hoạch sinh, tụi mình ghi hết những mong muốn. Tụi mình sinh con trong nước, mình để nhạc thiền, mình chọn tư thế snh. Chồng mình là người đón em bé khi em bé ra đời, chồng mình là người cắt dây rốn. Không cách ly mẹ và con, không tắm cho em bé…”
Linh và chồng cũng tự mua những vật dụng cần thiết: bồn nước, bơm hơi, cục làm ấm nước,…
Mẹ bầu chuyển dạ như đi spa
Tuần thứ 41, Linh bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. 4 giờ sáng, khi được chở đến bệnh viện, Linh mở được 4 phân. Đến 6 giờ sáng, Linh đến phòng sinh cá nhân. Chồng cô bắt đầu chuẩn bị bồn nước để vợ sinh. Khi những cơn gò đều đặn 1 – 2 phút một lần, Linh vào bồn nước ấm 37 độ C, lưu thống liên tục. Có 2 bác sỹ và 6 y tá, điều dưỡng hỗ trợ và chăm sóc cho Linh.
Linh vừa mở nhạc thiền vừa rặn đẻ trong bể nước ấm. Cô chọn tư thế con mèo. Các bác sĩ vẫn ở bên cạnh theo dõi và hướng dẫn Linh rặn. Bác sỹ hô: “1, 2, 3 push”. Linh cảm nhận chuyển động của con rồi rặn. Em bé chào đời nặng 3,45 kg. Linh vào phòng sinh lúc 6h, 7h59 phút bé đã ra đời.
Lúc này chồng Linh được đón em bé, cắt dây rốn cho bé rồi áp vào ngực mẹ. Em bé cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay của ba mẹ. Khoảng 7 giờ tối cùng ngay, hai mẹ con Linh đã được xuất viện về nhà.
Sinh con dưới nước là phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây. Đây là phương pháp giúp tạo môi trường quen thuộc cho thai nhi khi chào đời. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều thai phụ tự ý sinh con tự nhiên, sinh con dưới nước tại nhà đã gặp nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Tại bệnh viện nơi Linh sinh con, có 2 thai phụ cũng đã sinh con dưới nước nhưng không thành công và phải chuyển vào mổ. Vì thế, dù mẹ chọn phương pháp sinh nào, mẹ cần nhờ bác sĩ tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!