Siêu âm 3 tháng cuối giúp ngăn ngừa hiện tượng thai chết lưu, vỡ ối, sinh non, tiền sản giật…

Nắm được và tuân thủ theo lịch siêu âm từ khi mới bắt đầu mang thai và trong suốt thai kỳ, đặc biệt là lịch siêu âm thai 3 tháng cuối sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch siêu âm thai 3 tháng cuối có thể giúp mẹ theo dõi sát sao sự phát triển của bé yêu, dự báo chính xác hơn thời gian dự kiến sinh và phòng ngừa nhiều nguy cơ đối với thai nhi như thai chết lưu, vỡ ối, sinh non…

Nội dung bài viết:

  • Lợi ích của siêu âm thai 3 tháng cuối
  • Lịch siêu âm thai 3 tháng cuối đầy đủ nhất cho mẹ
  • 1 số lưu ý trong tam cá nguyệt cuối cùng

Khám phá lợi ích của việc siêu âm thai 3 tháng cuối

Theo bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên tuân thủ các lịch khám thai định kỳ 3 tháng cuối vì rất nhiều lợi ích nhận được:

  • Đánh giá tổng quát và theo dõi sự phát triển của bé trong những tháng cuối thai kỳ.
  • Biết được vị trí của nhau thai và phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có và can thiệp kịp thời.
  • Xác định được ngày dự sinh. Theo đó, mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi em bé chào đời.
  • Biết được cân nặng của thai nhi và có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Kiểm tra lượng nước ối để đánh giá được mức độ phù hợp cho quá trình chuyển dạ sắp tới của thai phụ.

Siêu âm thai 3 tháng cuối mẹ biết được cân nặng và sự phát triển của thai nhi

Xem thêm

Chỉ số thai nhi theo từng tuần chuẩn nhất và hướng dẫn mẹ bầu đọc kết quả siêu âm thai

Các loại siêu âm thai trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên biết!

Lịch siêu âm thai 3 tháng cuối đầy đủ nhất

Mốc siêu âm ở tuần thai từ 30 – 32

Lần siêu âm thai đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối là từ tuần 30-32. Mẹ cần phải làm các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, thử nước tiểu và tiêm phòng uốn ván (AT1). Khi có kết quả bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp. Bác sĩ cũng chỉ định cho mẹ bầu uống thêm viên canxi, sắt và vi chất dinh dưỡng đúng chuẩn.

Nhất định mẹ phải siêu âm thai 3 tháng cuối từ tuần 35 – 36

Mẹ cần phải siêu âm thai từ tuần 35-36 và nên siêu âm màu. Mục đích của lần siêu âm này theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, tình trạng nước ối, tử cung, nhau rốn… Đặc biệt, thời điểm này mẹ sẽ biết được cân nặng của thai nhi khi tới thời điểm sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng thấy rõ hình hài, khuôn mặt của bé sau sinh như thế nào khi xem kết quả siêu âm thai. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ nhập viện ngay. Mẹ nào bị tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ thì cần theo dõi kỹ hơn và không chủ quan trong mọi tình huống.

Mẹ bầu cần phải siêu âm khi thai từ 35-36 tuần để biết tình trạng nước ối, tử cung…

Siêu âm từ tuần thai 37 trở đi

Từ tuần thai 37 trở đi, siêu âm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Theo các bác sĩ, mẹ bầu nên siêu âm 1 tuần/1 lần. Dù mẹ bầu không có bất cứ biểu hiện nào bất thường đều phải đi khám đúng lịch.

Siêu âm thời điểm từ tuần 37 trở đi, mẹ sẽ biết được con đã xuống sát vùng xương chậu chưa. Đồng thời, mẹ bầu biết rõ tư thế sẵn sàng cho việc sinh đẻ của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Những lưu ý khi đi siêu âm thai lần đầu chị em cần ghi nhớ

Cách tính tháng thụ thai để sinh con trai hay con gái đầy đủ và chính xác nhất!

Siêu âm thường xuyên như vậy, sẽ hạn chế và giảm được những rủi ro không may như tử vong do tiền sản giật quá nặng, tiểu đường biến chứng nên thai chết lưu, vỡ ối sớm hay sinh non…

Do đó, mẹ bầu cần theo dõi mọi triệu chứng bất thường và nên đi khám ngay. Mẹ cũng cần chú ý nếu thấy đau bụng hay ra máu, vỡ ối… thì cần chuẩn bị đồ sinh cùng giấy tờ liên quan rồi đến luôn bệnh viện. Trường hợp, mẹ không thấy bé đạp cũng cần đến ngay ngay bệnh viện để thăm khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần siêu âm 1 tuần/1 lần từ tuần thai thứ 37

Lưu ý

Từ thời điểm tuần thứ 40 của thai kỳ, mẹ nên siêu âm và theo dõi cử động thai 2 ngày/lần hoặc có thể thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp thai đã quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì càng cần theo dõi chặt chẽ hơn, có thể siêu âm 1 lần/ngày để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé, đo mực nước ối và các chỉ số khác. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ kết luận có nên chờ đến cơn chuyển dạ hay phải can thiệp hỗ trợ sinh/phẫu thuật mổ lấy thai hay không. Dù chỉ định của bác sĩ thế nào thì lúc này mẹ cũng nên tuân thủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Một số việc mẹ cần làm ngay trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần đi khám theo định kỳ và theo dõi nhất cử nhất động của thai nhi. Trong đó, có một số việc mẹ bầu nhất định phải làm như:

  • Ngày đếm cử động của thai nhi 3 lần.
  • Tiêm phòng ngừa uốn ván đủ 2 mũi trước khi sinh 1 tháng.
  • Mẹ nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga để việc chuyển dạ dễ dàng hơn.
  • Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng cho hai mẹ con và giấy tờ cần thiết cho việc đi sinh.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, uống đủ nước tránh táo bón.
  • Uống thêm canxi, sắt, viên đa sinh tố…

Các mốc khám thai 3 tháng cuối vô cùng quan trọng đúng không các mẹ. Vì vậy, mẹ cần theo dõi và đừng bỏ qua cột mốc siêu âm nào nhé để phát hiện bất thường và có sự can thiệp kịp thời. Chúc mẹ sắp tới vượt cạn thành công.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen