theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò

Mất 5 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là cách thức siêu âm qua đường âm đạo. Phương pháp này rất an toàn và được sử dụng để kiểm tra bên trong vùng chậu của phụ nữ.

Siêu âm đầu dò là gì?

Khi mang thai, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện siêu âm đầu dò. Hình thức siêu âm này sử dụng sóng âm tần số cao để lấy hình ảnh của các cơ quan bên trong vùng chậu. Phương pháp này giúp xác định các bất thường ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn.

sieu-am-dau-do

Siêu âm bằng đầu dò giúp cung cấp hình ảnh bên trong vùng chậu chi tiết hơn

Hình thức này không giống như siêu âm vùng bụng hoặc vùng chậu thông thường. Nó sử dụng đầu dò có dạng ống để kiểm tra vùng tử cung. Đây là một vật có đầu tròn, dài khoảng 5-7cm. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ che đầu dò bằng bao cao su và gel bôi trơn. Sau đó bác sĩ sẽ đưa phần đầu dò này vào trong âm đạo để kiểm tra.

Hãy nói với bác sĩ nếu chị em bị dị ứng với bao cao su hay chất bôi trơn. Đây là điều quan trọng để bác sĩ có cách xử lý thích hợp. Khi đầu dò được đặt đúng vị trí, nó sẽ ghi lại các hình ảnh bên trong. Bác sĩ siêu âm sẽ chuyển động đầu dò để thu được hình ảnh muốn thấy. Bộ chuyển đổi sẽ truyền hình ảnh đến màn hình, giúp bác sĩ và người khám có thể theo dõi.

Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò

Đầu dò – một bộ phận quan trọng của máy siêu âm

Khi nào thì bạn được chỉ định phương pháp này?

Có nhiều lý do khiến bác sĩ chỉ định bạn phải thực hiện siêu âm theo phương pháp này. Có thể bác sĩ nghi ngờ vùng chậu hoặc bụng của bạn đang có dấu hiệu bất thường. Hoặc tìm nguyên nhân giải thích vì sai bạn chảy máu âm đạo hay bị đau vùng xương chậu. Nó cũng được sử dụng trong trường hợp kiểm tra thai có nằm ngoài tử cung hay không. Hình thức siêu âm này còn được sử dụng để kiểm tra u nang hoặc u xơ tử cung.

Siêu âm đầu dò có hại không? Có nhiều mẹ bầu lo ngại phương pháp siêu âm này sẽ tổn thương đến thai nhi. Tuy nhiên lo lắng trên là không chính xác và hoàn toàn vô căn cứ. Thậm chí, việc siêu âm này còn giúp theo dõi nhịp tim của thai nhi. Nó cũng có thể sớm nhận ra các dấu hiệu của các biến chứng như sẩy thai hoặc sinh non.

Phương pháp siêu âm này cũng xác nhận tình trạng mang thai sớm chính xác hơn siêu âm ổ bụng. Nó còn giúp kiểm tra nhau thai có bất thường hay không cũng như chẩn đoán khả năng sẩy thai.

Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò

Siêu âm bằng đầu dò giúp bác sĩ xác định lại những nghi ngờ về sự bất thường của vùng chậu hay bụng của bạn

Siêu âm đầu dò có đau không?

Câu trả lời là không đau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn “làm trống” hay làm đầy bàng quang trước khi siêu âm. Điều này tùy thuộc vào mục tiêu của việc siêu âm. Có khi, họ sẽ yêu cầu bạn uống khoảng nửa lít nước trước khi siêu âm khoảng 60 phút.

Việc siêu âm có thể khiến bạn hơi khó chịu một chút, khi chèn đầu dò. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần sau khi siêu âm kết thúc. Hình thức siêu âm này không làm bạn đau hay phải chịu bất kì thương tổn nào.

Siêu âm đầu dò có hại không?

Thực tế là các hình thức siêu âm không sử dụng bức xạ. Điều này có nghĩa là chúng không có hại và rất an toàn. Việc siêu âm qua ngả âm đạo với bà bầu cũng được chứng minh là hoàn toàn an toàn. Và thủ thuật này cũng không hề có rủi ro cho thai nhi.

Các bác sĩ có thể yêu cầu truyền nước muối (SIS) vô trùng vào tử cung. Dung dịch nước muối sẽ làm giãn nhẹ tử cung. Nhờ vậy nó cung cấp hình ảnh bên trong tử cung chi tiết hơn so với siêu âm thông thường. Thời gian thực hiện phương pháp này thường kéo dài từ 30-60 phút hoặc nhanh hơn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu và không thể chịu đựng được thì có thể dừng lại. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định cho bạn siêu âm qua ổ bụng.

Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò

Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể yêu cầu được siêu âm qua ổ bụng

Tạm kết

Siêu âm là hình thức kiểm tra y tế hiện đại và rất an toàn. Chị em vì thế có thể yên tâm khi được bác sĩ chỉ định thực hiện thủ thuật này. Chị em có thể sẽ nhận được kết quả siêu âm ngay sau khi khám. Sau đó, thông qua hình ảnh siêu âm bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho chị em.

Xem thêm

Tìm hiểu tác dụng của phương pháp siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý ở nữ giới

Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm có hại hay không?

Mới có bầu có nên siêu âm đầu dò không, nên siêu âm đầu đầu dò khi nào là tốt nhất?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Những điều chị em cần biết về phương pháp siêu âm đầu dò
Chia sẻ:
•••
  • Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm đầu dò có hại hay không?

    Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm đầu dò có hại hay không?

  • Mẹ có nên lo lắng khi siêu âm đầu dò nhưng không thấy thai?

    Mẹ có nên lo lắng khi siêu âm đầu dò nhưng không thấy thai?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

app info
get app banner
  • Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm đầu dò có hại hay không?

    Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm đầu dò có hại hay không?

  • Mẹ có nên lo lắng khi siêu âm đầu dò nhưng không thấy thai?

    Mẹ có nên lo lắng khi siêu âm đầu dò nhưng không thấy thai?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app