Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

Cua đồng sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Nếu chế biến cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh có nên ăn cua đồng? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh với cơ thể yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định không nên ăn cua đồng bởi nó có tính hàn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh. Các mẹ cùng tìm hiểu những nội dung sau để biết thêm thông tin nhé:

  • Cua đồng - món ăn và vị thuốc giàu canxi
  • Sau sinh ăn cua đồng được không?
  • Những lưu ý khi ăn cua đồng sau sinh

Cua đồng - món ăn và vị thuốc giàu canxi

Đây là loại thực phẩm rất quen thuộc của người Việt Nam, nhất là ở nông thôn. Cua đồng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa quanh năm. Vào mùa hè - thu, chỉ sau mấy cơn mưa, bạn sẽ dễ dàng thấy cua bò ra trên mặt ruộng. Vì là nguồn thực phẩm dễ kiếm, cua đồng cũng trở thành nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân quê. Một tô canh cua hay riêu cua chan cơm hoặc ăn với bún khiến bất cứ người nào cũng khó lòng cưỡng lại.

Con cua đồng nhỏ mà có võ, có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: istockphoto)

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng rất cao. Thông thường, trong 100g cua đồng có:

  • Hơn 5.000mg canxi
  • Protid và các axit amin cần thiết cho cơ thể: lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine…
  • 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp 89g kcal cho cơ thể (nếu đã bỏ mai và yếm)

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc lâu đời. Theo Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Bạn đang tìm kiếm:

Mẹ sau sinh ăn bưởi có lợi hay hại? Ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ sau sinh có được ăn cua đồng không?

Theo Bác sĩ Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, cua đồng chứa nhiều canxi phosphate tốt cho người bị loãng xương hay trẻ nhỏ bị còi xương, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Đối với mẹ sau sinh, cơ thể còn rất yếu, hệ tiêu hóa chưa khỏe lại thì không nên ăn cua đồng ngay do cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, không tốt cho tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh.

Món ăn này cũng không phù hợp với phụ nữ có thai, thai yếu, có tiền sử sảy thai do theo quan niệm Đông y, cua đồng là vị thuốc chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu cục nên nếu ăn vào thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ảnh hưởng của cua đồng đến mẹ sau sinh

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cua đồng. Tuy nhiên, không phải ai ăn cua cũng tốt. Nhất là phụ nữ sau sinh cơ thể mẹ sau thời gian “vượt cạn” rất yếu ớt. Hệ tiêu hóa cũng chưa làm việc ổn định nên rất “nhạy cảm" với các loại thực phẩm khó tiêu. Trong khi đó, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc. Bên cạnh đó, cua đồng lại rất dễ gây dị ứng. Vì thế, cua đồng không thích hợp với hệ tiêu hóa mẹ sau sinh.

Mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cua đồng cũng là một loại hải sản. Vì thế khi ăn, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, cần xem xét đến các vấn đề sẽ xảy ra với trẻ, bởi trẻ sẽ hấp thụ tất cả thức ăn mà mẹ dùng qua nguồn sữa mẹ. Nếu một trong những thành viên trong gia đình dị ứng với hải sản thì có thể trẻ cũng sẽ bị dị ứng với thực phẩm. Đồng nghĩa với việc, dù mẹ không dị ứng với hải sản nhưng bé vẫn có khả năng bị và có thể nguy hiểm hơn bởi sức đề kháng lúc này của trẻ còn yếu.

Không chỉ mẹ sau sinh, những đối tượng sau cũng không nên ăn nhiều cua đồng:

  • Bệnh nhân đau ốm mới bình phục, hệ tiêu hóa còn yếu.
  • Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn, sợ lạnh, bụng yếu, dễ bị tiêu chảy. Để làm giảm bớt tính hàn, có thể ăn cua cùng với lá tía tô, gừng.
  • Hàm lượng axit uric trong máu tăng khiến cơ khớp đau thêm. Đối tượng bị gout, viêm khớp cũng không nên ăn cua.
  • Cua chứa nhiều đồng và selen làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu mẹ đang sử dụng loại thuốc nào đó thì không nên ăn cua đồng.
  • Trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol. Người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều cua đồng.

Những lưu ý quan trọng khi ăn cua đồng

Thời gian thích hợp để mẹ sau sinh nên ăn cua đồng

Nếu mẹ trót là một “fan cuồng” của cua đồng, mẹ cố gắng chờ khoảng 3 tháng nữa nhé. Lúc đó, hệ tiêu hóa đã hoạt động tốt. Mẹ có thể tha hồ ăn cua đồng mà không sợ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.

Các món ăn từ cua đồng rất tốt cho não bộ của bé. Trong khoảng 85g thịt cua cung cấp đến 300 – 500mg chất béo cung cấp axit béo omega 3. Lượng dinh dưỡng tuyệt vời này cũng sẽ giúp mẹ bỉm có đủ chất sau sinh.

Bạn đang tìm kiếm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng đã nấu chín rồi để lâu

Nhiều mẹ thích nấu một lượng lớn cua rồi để ăn dần qua ngày. Thực ra, việc này tiết kiệm thời gian nhưng cực kỳ nguy hiểm. Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Vì thế, chế biến cua đến đâu, bạn nên ăn đến đó nhé.

Không nên ăn cua sống (Ảnh: istockphoto)

Không nên ăn món cua sống

Nhiều người thích ăn gỏi cua, những món cua chế biến chưa chín tới hoặc uống cả nước cua sống. Cách ăn này rất nguy hiểm.

Cua đồng sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Sán lá phổi là bệnh điển hình. Ấu trùng sán thường tìm đến ốc để ký sinh. Sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Nếu chế biến cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sau sinh tuyệt đối không ăn cua đồng không còn tươi sống

Cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine. Chất này gây ngộ độc, đau bụng, nôn mửa cho người ăn. Nếu cua chết càng lâu, lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.

Thực phẩm đại kỵ với cua đồng

  • Mật ong đại nhiệt trong khi cua đồng có tính hàn, ăn vào sẽ gây ra các phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, hoặc thậm chí trúng độc
  • Khoai tây, khoai lang có axit phytic trong khi cua giàu canxi nếu kết hợp với nhau tạo thành muối. Khi ăn vào sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi, ứ đọng trong thận gây suy thận, viêm thận
  • Hoa quả giàu vitamin C chứa lượng lớn axit tanic, khi kết hợp với dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại cho hệ tiêu hóa, gây ngộ độc
  • Cần tây
  • Dưa lê, dưa bở

Bài viết trên đã giúp bạn biết được mẹ sau khi sinh có nên ăn cua đồng được không và những giá trị dinh dưỡng cua đồng mang lại. Chúc mẹ có chế độ ăn khoa học để mẹ và bé khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo: Sau sinh ăn cua đồng được không? - suckhoecongdongonline.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le