Sau sinh bị đau đầu là triệu chứng thường gặp ở một số bà mẹ sau khi sinh em bé. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone bên trong cơ thể. Tình trạng đau đầu đôi khi kéo theo cả những cơn đau vai ở vùng gáy và cổ.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin về nguyên nhân gây ra chứng đau đầu và giải pháp khắc phục hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sau sinh bị đau đầu
Theo các chuyên gia về sức khỏe, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu sau sinh. Chúng được chia ra thành 2 dạng nguyên phát và thứ phát tùy theo mức độ và triệu chứng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trên:
Nguyên nhân sinh ra chứng đau đầu nguyên phát
Mẹ sau sinh thường bị chứng đau đầu nguyên phát là do:
- Từng đã có tiền sử bệnh đau nửa đầu trước khi sinh
- Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen bên trong cơ thể
- Cơ thể bị sụt cân, thiếu ngủ
- Bị mất nước
- Mẹ bị chứng trầm cảm, thường xuyên mệt mỏi
- Thiếu thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài
Nguyên nhân sinh ra chứng đau đầu thứ phát
Hiện tượng đau đầu thứ phát thường xuất hiện do một số nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe dưới đây:
- Mẹ bị chứng tiền sản giật sau sinh
- Mắc chứng thoái hóa cột sống sinh ra hiện tượng đau đầu
- Có khối u bên trong cơ thể
- Bị viêm màng não, huyết khối tĩnh mạch,…
Một số dạng đau đầu sau sinh phổ biến
Đau đầu nguyên phát
Khi mẹ bị chứng đau đầu nguyên phát, sẽ thường có những cơn đau đầu theo cấp độ từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau bắt đầu từ khu vực cổ sau đó lan sang khắp vùng đầu. Những triệu chứng đau sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Nếu lâu hơn có thể kéo dài tới một tuần.
Đi kèm với nó có thể là hiện tượng chóng mặt hay những cơn đau nửa đầu dữ dội xảy ra ở một hoặc hai bên đầu. Mẹ bỉm cũng sẽ cảm thấy bị buồn nôn, trở nên nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
Đau đầu thứ phát
Tình trạng tiền sản giật bắt đầu xảy ra khi bạn mắc chứng tăng huyết áp hay thừa protein trong nước tiểu. Nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu dữ dội kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đau bụng.
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh còn bị suy giảm thị lực, co giật hay giảm tần suất đi vệ sinh. Những cơn đau đầu sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi bạn làm việc quá sức hay bị căng thẳng.
Với những mẹ sinh mổ, có thể sẽ gặp phải hiện tượng máu tụ dưới màng cứng. Đó là một trong những tác dụng phụ của thuốc gây tê.
Nó sẽ gây ra chứng đau đầu sau khoảng 72 giờ tính từ thời điểm kết thúc ca phẫu thuật. Đặc biệt cơn đau càng dữ dội hơn khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng.
Phương pháp trị chứng sau sinh bị đau đầu cho mẹ bỉm
Để giảm tình trạng bị đau đầu sau sinh, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản và an toàn sau:
Uống nhiều nước
Tình trạng thiếu nước sẽ gây ra hiện tượng đau đầu, mất tập trung. Vì vậy mẹ bỉm sau khi sinh nên uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và thể lực.
Xoa bóp, bấm huyệt
Việc massage, bấm huyệt được xem là giải pháp hiệu quả để giảm chứng đau đầu. Người ta thường bấm tại huyệt nằm ở giữa vị trí ngón trỏ và ngón cái bàn tay trái. Do đó là khu vực liên kết với vùng nào gây ra hiện tượng đau đầu.
Uống trà gừng
Gừng chứa nhiều chất oxy hóa và chống viêm giúp bạn giảm đau đầu hiệu quả. Bạn hãy lấy một tép gừng tươi, đập giập và ngâm trong nước nóng. Sau đó uống từng ngụm nhỏ mỗi ngày. Bạn sẽ thấy công dụng rõ rệt.
Chườm lạnh
Khi gặp những cơn đau nửa đầu, bạn hãy dùng một chai nước lạnh hay túi chườm lạnh đặt lên trán khoảng 15 phút. Phương pháp này giúp làm giảm áp lực nên các dây thần kinh nhạy cảm. Từ đó, giảm chứng đau đầu hiệu quả.
Chườm nóng
Với phương pháp này, bạn phải đặt một túi chườm nóng lên khu vực trán hoặc sau gáy. Hơi nóng sẽ làm giãn các cơ đang bị căng cứng và thắt chặt. Dần dần cảm giác đau đầu, nhức mỏi sẽ giảm bớt.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu thêm phần nào về chứng bệnh sau sinh bị đau đầu. Bên cạnh việc chăm sóc cho em bé, mẹ bỉm cũng nên quan tâm tới sức khỏe của bản thân.
Đừng xem nhẹ hiện tượng này. Và đi khám bác sĩ ngay khi có thể nếu tình trạng đau đầu kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:
- Đau đầu sau sinh thường: mẹ bỉm chớ vội xem thường!
- Bà bầu bị đau đầu: Triệu chứng không nên chủ quan
- Đau đầu sau sinh: Chữa ngay nếu không muốn cơ thể gặp nguy!