Sau sinh bao lâu có kinh lại? Thời gian hành kinh sau sinh thường là từ 4 đến 10 tháng. Trên thực tế, thời gian có kinh sau sinh của mỗi phụ nữ là khác nhau, kể cả lần sinh đầu tiên và lần sinh cuối cùng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian có kinh sau sinh
- Kinh nguyệt sau sinh có gì khác so với trước kia?
Sau sinh bao lâu có kinh lại?
Kết quả nghiên cứu do WHO thực hiện cho thấy thời gian hành kinh sau sinh thường dao động từ 4 đến 10 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài từ 15-18 tháng sau khi sinh. Theo bác sĩ Janfrional, thời gian hành kinh sau sinh có thể lên kéo dài từ 18-24 tháng nếu con bú sữa mẹ nhiều lần. Đây được xem là biện pháp tránh thai tự nhiên cho các bà mẹ.
Mẹ đã biết chưa?
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?
Không bác sĩ nào trả lời được chính xác cho câu hỏi sanh mổ bao lâu có kinh lại. Thời gian bao lâu các mẹ sinh mổ sẽ có kinh trở lại là tùy thuộc vào cơ địa từng người.
Thường thì mẹ sau sinh mổ sẽ có kinh trong chu kỳ đầu tiên, cụ thể đó là sau khi sinh khoảng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con bú thì thời gian kinh nguyệt trở lại sẽ lâu hơn, thường là sau sinh từ 3 – 6 tháng.
Khi mẹ cho con bú, cơ thể sẽ tiết ra prolactin và một số hormone có tác dụng ức chế sản xuất estrogen. Kết quả là kinh nguyệt sau sinh sẽ rất chậm quay trở lại. Hormone prolactin sẽ khiến cho tỷ lệ trứng rụng giảm 1/3 so với bình thường.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian có kinh sau sinh
Sinh xong bao lâu thì có kinh? Theo giải thích của tiến sĩ Didi Dewanto tại trang web meetdoctor.com: “Nếu một bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cô ấy thường không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số mẹ đang cho con bú đã có kinh nguyệt trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ đã bước vào thời kỳ dễ thụ thai. Nếu muốn trì hoãn kế hoạch mang thai, bạn nên tìm các biện pháp tránh thai khác.”
Nếu con đang bú sữa công thức thì sau sinh mẹ sẽ có kinh ngay. Vì vậy, trẻ bú mẹ càng lâu với tần suất càng nhiều thì thời gian kinh nguyệt sau sinh sẽ càng kéo dài.
Có thể nói, thời điểm có kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào việc con bạn bú sữa mẹ hay sữa công thức
Các nguyên nhân khác ảnh hưởng thời gian có kinh sau sinh
Tuy nhiên, tình trạng này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như: mệt mỏi sau sinh, hội chứng baby blues,…
Hormone progesterone và hormone prolactin là nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện kinh nguyệt sau sinh. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như cách điều trị, mẹ nên tiến hành các xét nghiệm đặc biệt. Điều này giúp xác định mức độ mà các hormone ảnh hưởng đến thời gian có kinh sau sinh. Các hormone có thể được phân tích trong phòng thí nghiệm là: FSH, LH, Prolactin, TSH và Estradiol.
Kinh nguyệt sau sinh có gì khác so với trước kia?
Chu kỳ kinh đầu tiên sau sinh sẽ không giống như kỳ kinh nguyệt trước khi mang thai. Lúc này, cơ thể của bạn đang thích nghi lại với kinh nguyệt. Do đó, bạn sẽ gặp một số sự khác biệt sau:
- Kinh nguyệt có thể xuất hiện cục máu đông nhỏ
- Thời gian chu kỳ kinh nguyệt không dài
- Mức độ đau bụng tăng
- Hành kinh chảy máu nặng hơn
- Hiện tượng chuột rút mạnh hoặc nhẹ hơn bình thường
Mẹ đã biết chưa?
Chảy máu và tiết dịch âm đạo sau sinh vẫn xảy ra dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Máu chảy ra khó khăn hơn và xuất hiện thành cục trong vài tuần đầu. Những tuần tiếp theo, dịch tiết âm đạo sẽ thay thế tình trạng ra máu. Đây là chất dịch của cơ thể, có màu từ trắng kem đến đỏ.
Khoảng 6 tuần, quá trình tiết dịch vẫn tiếp tục. Đó là khoảng thời gian kinh nguyệt có thể trở lại nếu bạn không cho bé bú thường xuyên. Nếu sản dịch ngừng một thời gian và bạn bị chảy máu trở lại, thì đây là dấu hiệu báo bạn đã bước vào thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên, nếu không chắc hiện tượng chảy máu bạn gặp phải là sản dịch hay chu kỳ kinh nguyệt, thì các cách dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt:
- Sau tuần sinh đầu tiên, sản dịch thường không có màu đỏ tươi. Nó thường có màu nhạt hơn, có màu trắng hoặc chảy nước. Tuy nhiên sau 6 tuần, nếu có máu đỏ tươi xuất hiện thì chứng tỏ bạn đang bước vào chu kỳ kinh nguyệt đấy!
- Khi gắng sức hoặc hoạt động nhiều hơn, chảy máu liên quan đến thai nghén có thể tăng. Nếu dịch tiết của bạn giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi cố gắng làm việc thì có thể đó là sản dịch.
- Mùi của sản dịch sẽ khác mùi của kinh nguyệt
Lời kết
Bài viết đã cung cấp thông tin sau sinh bao lâu mẹ có kinh lại. Nếu kinh nguyệt xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và chuẩn đoán chính xác.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
- Sau khi sinh bao lâu thì lại có kinh nguyệt bình thường?
- Mẹ sinh xong bao lâu thì kinh nguyệt bắt đầu quay trở lại?
- Sảy thai bao lâu thì trứng rụng và có kinh nguyệt trở lại?