X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!

Mất 8 phút để đọc
Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!

Nếu bé bị sanh non, mẹ không cần quá lo lắng, hãy tìm hiểu nhu cầu đặc biệt của con, chăm sóc con đúng cách bé yêu sẽ phát triển khỏe mạnh.

Trẻ sanh non sẽ có thêm một số nhu cầu đặc biệt bạn có biết không? Nếu bé yêu được sinh ra quá sớm, mẹ sẽ rất lo lắng về những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển của con. Theo thống kê có khoảng 15% trẻ ra đời thiếu tháng. Nếu rơi vào trường hợp này bé yêu sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, ba mẹ không cần quá lo lắng, có nhiều việc bạn có thể làm để chăm sóc bé sanh non. Bé yêu vẫn có thể phát triển bình thường nếu được chăm sóc tốt.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Những thử thách đối với bé sanh non

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ sinh non là những trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi, thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên dễ bị bệnh hơn trẻ sinh đủ tháng.

Nói chung, bé càng thiếu tháng thì nguy cơ sẽ càng cao. Trước tiên, em bé sanh non có ít chất béo trong cơ thể và cần được hỗ trợ duy trì nhiệt độ cơ thể. Khả năng điều khiển thân nhiệt của trẻ sinh non rất kém vì chức năng của vùng dưới đồi của não bộ, trung khu điều hòa nhiệt cho cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể  không khóc hay khóc rất ít và khó thở do hội chứng suy hô hấp hoặc chứng loạn sản phế quản phổi.

Việc cho con bú sẽ là một thách thức. Bé có thể gặp các hiện tượng như vàng da, số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu), tạm ngưng thở và nhiễm trùng. Một số bé gặp các bệnh về mắt do võng mạc phát triển chưa đầy đủ (bệnh võng mạc trẻ sanh non).

Trẻ sinh non cũng có thể bị suy giảm khả năng nhận thức, suy giảm vận động, hoặc các vấn đề sức khỏe mãn tính các vấn đề về tâm lý, hành vi. Mỗi em bé sẽ đều có các biểu hiện khác nhau, các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ xác định rõ những vấn đề mà con yêu đang gặp phải. Mẹ cần hiểu rõ những vấn đề của bé để có cách chăm sóc con phù hợp nhất. 

tre-sanh-non

Chăm sóc bé sanh non 

Bé sanh non cần được chăm sóc đặc biệt. Thường bé sẽ được nuôi trong lồng kính tại bệnh viện. Khi bé đủ điều kiện về nhà, mẹ cần chuẩn bị một số kiến thức căn bản để có thể chăm sóc con lúc này.

Mẹ có thể lo lắng vì lúc này đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa không còn cận kề bên con nữa, tuy nhiên, dành nhiều thời gian hơn với bé, mẹ sẽ hiểu được những nhu cầu của con và dần dần mẹ sẽ quen với việc chăm sóc bé sanh non tại nhà.

Để đo lường sự phát triển của bé sanh non, hãy sử dụng tuổi được điều chỉnh của bé – tuổi của em bé theo ngày sanh trừ đi số tuần mà em bé sanh non. Ví dụ, nếu em bé được sinh ra sớm hơn 8 tuần, khi được 6 tháng, tuổi được điều chỉnh của bé là 4 tháng.

Hãy chắc chắn rằng mẹ biết cách sử dụng thuốc, cho em bé bổ sung oxy hoặc các phương pháp điều trị khác. Lên lịch khám theo dõi với bác sĩ và lưu các số điện thoại cần thiết để liên lạc bất cứ khi nào hai mẹ con cần sự trợ giúp.

tre-sanh-non

Giữ ấm và vệ sinh cho bé sanh non

Khi còn trong điều kiện chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, bé thường sẽ được chăm sóc với điều kiện vô khuẩn tuyệt đối, nhất là bé dưới 1.5kg. Thân nhiệt bé được duy trì ổn định ở 36.5-37 độ C. Sau khi đưa về nhà, bé sanh non nhẹ cân cần được giữ ấm để hỗ trợ hệ hô hấp. Bé có cân nặng từ 2-2.5kg, nhiệt độ phòng cần giữ khoảng 27-28 độ C. Bé 1.5-2kg nhiệt độ phòng từ 30-32 độ C là thích hợp. Với em bé dưới 1.5kg thì nhiệt độ phòng cần duy trì 33-35 độ C.

Bác sĩ Nam lưu ý trẻ sinh non phải được giữ ấm, mang bao tay, tất và đắp chăn ngang bụng, phòng của trẻ cần được bật điều hòa sưởi ấm, nhiệt độ phòng thích hợp là 28-30 độ C, độ ẩm ở mức 60-70%. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, tắm ít nhất 3 – 4 lần/tuần bằng khăn mềm với nước sạch đủ ấm, khoảng 37 – 38 độ C và sữa tắm có độ pH trung tính dành cho trẻ sơ sinh. Khi vệ sinh cho trẻ, ba mẹ cần nhẹ tay và cẩn thận vệ sinh toàn thân cho bé nhất là các vị trí kẽ da, rốn và vùng tã che.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sanh non

tre-sanh-non

Sữa mẹ chứa các protein giúp chống nhiễm trùng và thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù bé sanh non có thể không thể bú ngay, sữa mẹ có thể được cho bú theo những cách khác – hoặc trữ đông để sử dụng sau này. Mẹ nên đầu hút sữa càng sớm càng tốt sau khi sanh (ít nhất là 6-8 lần/ngày).

Bác sĩ Nam nhấn mạnh sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sinh non vì chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Trường hợp mẹ sau sinh chưa có sữa, mẹ có thể liên hệ ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung sữa công thức đặc biệt nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng cho bé – dưới dạng thuốc bổ sữa mẹ, vitamin bổ sung, hoặc sữa bột cho trẻ sanh non. Nếu bé đã có thể bú sữa, trong tuần đầu nên cho bé ăn 8-10 lần mỗi ngày, ngày đầu 60ml/kg/24 giờ, những ngày sau mỗi ngày tăng thêm 20ml/kg/ngày.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sanh non, nhẹ cân, ba mẹ cần luôn theo dõi sát nhịp thở, màu da và tình trạng ăn uống, số lần đi tiêu, đi tiểu của trẻ. Thân nhiệt, trọng lượng và thóp đầu cũng được quan sát thường xuyên để kịp phát hiện ra những vấn đề bất thường và có cách xử lý sớm nhất.

Dành thời gian bên con

Nói chuyện, đọc sách hay hát cho con nghe giúp gắn kết mẹ và bé. Khi bé đã sẵn sàng, hãy ôm bé trong vòng tay của mẹ. Thì thầm những lời yêu thương, vuốt ve,..vv. để bé cảm nhận được sự che chở, sự yêu thương từ mẹ.

Mẹ không cần quá lo lắng việc trẻ sanh non sẽ bị ảnh hưởng về trí tuệ. Minh chứng là đã có rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử từng là trẻ sanh non. Có thể lấy ví dụ như Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, Charles Đại đế, Victor Hugo, Mark Twain, Albert Einstein,…

Chăm sóc bé sanh non là một hành trình rất vất vả. Mẹ đang tập trung tâm sức vào bé yêu mà quên rằng bản thân mẹ cũng cần được chăm sóc. Mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm sóc tốt cho con. Vì vậy đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe các mẹ nhé!

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm

  • Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non; Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!
  • Mẹ bầu cần cẩn trọng với 10 điều này để giảm thiểu nguy cơ sinh non
  • KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ THAI NHI – 4 nguyên nhân hàng đầu mẹ mang thai phải biết

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Sanh non, con có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần chăm con theo cách này nhé!
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it