Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày - mẹ có biết thai nhi phát triển như thế nào không?

Mẹ bầu thường rất mệt mỏi trong thai kỳ. Cơ thể khó chịu, buồn nôn và đau lưng là các triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Mẹ bầu thường rất mệt mỏi trong thai kỳ. Cơ thể khó chịu, buồn nôn và đau lưng là các triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai. Tuy nhiên dù có khăn tới đâu, trở thành mẹ vẫn là một hành trình vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu xem cơ thể mẹ và thai nhi phát triển như thế nào trong suốt chặng đường này nhé:

  • Tháng thứ nhất: Tinh trùng kết hợp với trứng thành công
  • Tháng thứ 2: con đã dài khoảng 6mm
  • Mặt con đã hiện rõ ở tháng thứ 3
  • Bụng bầu mẹ bắt đầu nhô ra ở tháng thứ 4
  • Thai 5 tháng: Hệ miễn dịch của bé bắt đầu hoạt động
  • Thai 6 tháng: Các chức năng dần hoàn thiện
  • Con 7 tháng: Bé có thể nghe, nhìn và nhận diện được tiếng nói
  • 8 tháng: Não bộ bé phát triển nhanh chóng
  • Tháng thứ 9: Con đã sẵn sàng để chào đời.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày – gian nan mà hạnh phúc!

Tháng thứ nhất

Mang thai tháng thứ nhất bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng. Tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để vào tử cung. Túi noãn sản sinh ra tế bào hồng cầu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Bụng bầu 3 tháng đầu thai kỳ đã to chưa? Mẹ cần chú ý gì trong giai đoạn này?

Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ

Những thành phần cấu tạo đầu tiên của nhau thai và dây rốn cũng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Tháng thứ nhất mẹ sẽ chưa cảm thấy điều gì rõ ràng.

Chỉ đến tuần cuối của tháng, một số triệu chứng về thể chất như tâm trạng thay đổi, buồn nôn và nôn mửa mới xuất hiện.

Những triệu chứng khác của thai kỳ có thể là mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, dễ xúc động, đau ngực hay có vị lạ trong miệng. Nhiều phụ nữ mang thai giai đoạn này sẽ bắt đầu thèm ăn hoặc chán ăn một số loại đồ ăn nào đó.   

Hành trình mang thai ở tháng thứ 2

Ở tuần thứ 6 thai kỳ, bé đã có tim thai. Một thay đổi lớn nhất trong thời điểm này là phôi thai chuyển từ hình thẳng sang hình quả lê và cuộn tròn trong tư thế một bào thai. Não bé bắt đầu phát triển và dài khoảng 6mm.

Đến cuối tháng thứ 2, thai nhi tăng trưởng nhanh chóng. Sự xuất hiện của bộ phận não sau sẽ giúp đầu thai nhi to hơn hẳn. Các chi trên cơ thể cũng bắt đầu phát triển. Đặc biệt ở tuần thai này, khuôn mặt sẽ có những chồi nhỏ và sẽ hình thành tai. Cơ quan sinh dục cũng dần xuất hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những triệu chứng ở mẹ mang thai tháng thứ 2 gần như tương tự với tháng đầu tiên, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau lưng và đi tiểu thường xuyên. Lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng và trái tim sẽ phải bơm máu nhiều gấp đôi bình thường để cung cấp cho em bé đang phát triển trong bụng.

Tháng thứ 3

Ở tháng thứ 3, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 14, thai nhi dài khoảng 8,7 cm, nặng khoảng 40-45g, đầu và các lớp mỡ phát triển. Ngón tay và ngón chân được hình thành hoàn toàn, khiến thai nhi trông giống hình hài một con người hơn.

Lúc này, vai và chân của thai đã có thể cử động được, nhưng mẹ thường chưa cảm nhận được cử động của con. Tim của thai nhi đập mạnh, da tương đối hồng hào và bé đã có thể hoạt động trong môi trường nước ối.

Giai đoạn này, bụng mẹ đã bắt đầu to lên, mở rộng không gian cho bé phát triển. Cảm giác ốm nghén đã giảm bớt giúp tâm trạng của mẹ bầu trở nên tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng thứ 4

Vào tháng này kết quả hình ảnh siêu âm có thể thấy khá rõ vành tai của thai nhi, kết cấu da cũng đang phát triển, bé đã bắt đầu mọc móng tay, móng chân. Bé có thể bắt đầu nghe thấy âm thanh.

Lúc này nếu đi khám, mẹ sẽ thấy nhịp tim của của bé đã rất rõ rồi đấy. Ở tháng thứ 4, trọng lượng của thai nhi đã tăng gấp đôi và chiều dài cơ thể đã tăng thêm một vài cm.

Tháng này bụng bầu của mẹ bắt đầu lộ rõ. Những cơn đau bụng, đau lưng, nôn ói, hầu như đã qua đi. Mẹ sẽ thấy da dẻ mình hồng hào hơn và bắt đầu tăng cân rõ rệt.

Một số thai phụ có cảm giác thai máy nhẹ. Đây có lẽ là thời điểm tuyệt vời nhất đối với mẹ mang thai vì lúc này cảm giác con yêu hiện hữu đã rõ ràng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ bước sang tháng thứ 5

Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, tháng thứ 5 các giác quan của bé bắt đầu hoạt động. Da nhạy cảm và có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng. Thận bé bắt đầu bài tiết ra nước tiểu. Ở tháng này, hệ thống miễn dịch bắt đầu giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.

Ngoại hình mẹ bầu sẽ trở nên lớn hơn, đặc biệt ở bụng và ngực, trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu.

Bụng mẹ bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ, ngực bắt đầu tiết ra sữa non. Thời điểm này có thể mẹ bầu sẽ bị chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Đến cuối tháng thứ 5, người mẹ có thể cảm thấy sự di chuyển của bé rõ hơn.

Tháng thứ 6

Tháng thứ 6, võng mạc mắt tiếp tục phát triển, và mí mắt bắt đầu đóng mở được. Em bé đã nhận biết được âm thanh. Các bộ phận trên cơ thể thai nhi đã căn bản hoàn thành.

Sang đến tháng thứ 6 là giai đoạn bé bắt đầu tập trung vào phát triển chiều dài, cân nặng và hoàn thiện các chức năng để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi lớn nhanh đồng nghĩa với cơ thể mẹ đối mặt với nhiều thay đổi hơn, không chỉ bụng bầu to lên mà còn kéo theo các triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, những cơn co thắt, rạn da.

Mẹ sẽ có nhiều năng lượng hơn và có thể thèm ăn các loại thực phẩm đặc biệt. Vào lúc này, người mẹ có thể cảm nhận được những cú đá trong bụng do bé yêu đang di chuyển.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ phải làm gì để trọng lượng thai nhi 3 tháng cuối tăng đúng chuẩn và khoẻ mạnh?

Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ

Những tháng ngày cuối cùng rất quan trọng

Tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7, bé có thể nhìn, nghe và nhận thức được tiếng nói của cha mẹ. Phổi bé đang tiếp tục phát triển, xương và cơ bắp đang trở nên cứng cáp hơn.

Lông mi bắt đầu phát triển và các cơ quan sinh sản bắt đầu hoàn thiện dần. Trong tháng này, các chuyển động của thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi.

Khi không gian trong tử cung đã trở nên chật chội, thai nhi sẽ có xu hướng chủ động chuyển khuỷu tay và đầu gối để tìm tư thế thoải mái nhất cho mình.  Trọng lượng của thai nhi lúc này được khoảng 1,1kg, dài khoảng 35cm và khuôn mặt đã bắt đầu hoàn thiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng có thể bị đau lưng, khó ngủ, đau ở cơ chân, đi tiểu liên tục. Từ tháng này, mẹ sẽ phải gặp bác sĩ 2 lần trong một tháng, tức cứ 2 tuần phải khám thai một lần.

Ngực mẹ có thể bắt đầu rỉ sữa non để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Trọng lượng cơ thể lớn hơn, đặc biệt là vùng bụng, khiến mẹ phải đi “lạch bạch” để giữ thăng bằng.

Tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8, não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Cơ thể của bé gần như đã hoàn thiện. Trong khoảng thời gian này, mắt bé đã dần co giãn và nhìn được các hình ảnh mờ mờ, vì vậy thai nhi thường có những cử động về mắt.

Trong tháng thứ 8, thai nhi có thể tăng đến 0,2kg/tuần. Cơ thể con bắt đầu tích trữ canxi, chất béo, phospho và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Con đã lớn và cứng cáp hơn rất nhiều nên mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng những cú đá, đạp, lăn lộn của con trong bụng.

Những con gò sinh lý Braxton-Hicks cũng bắt đầu xuất hiện từ tháng này. Mẹ cần chú ý phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn chuyển dạ thật để kịp thời xử lý. Cơn gò Braxton-Hicks xuất hiện không mang tính chu kỳ, không tăng dần theo thời gian và sẽ biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hoặc thư giãn trong khi cơn gò chuyển dạ sẽ ngày càng tăng về cường độ, thời gian và khoảng cách.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày bé yêu chào đời. Cân nặng của bé sẽ tăng lên đáng kể trong những tuần tiếp theo.

Mẹ có thể gặp nhiều khó chịu bao gồm khó thở khi bé đẩy lên trên, đau cơ bắp chân, ợ nóng, mất ngủ và đi tiểu liên tục. Lúc này mẹ có thể tham gia những lớp học về thai sản để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại rồi đấy.

Tháng thứ 9

Ở tháng thứ 9, bé đã quay đầu xuống để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Phổi của bé đã phát triển hoàn thiện. Bé vẫn tiếp tục tăng cân. Ở tuần này, thai nhi có cân nặng trên 3kg và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, vì thế nên dây rốn thường bị búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.

Cơ thể của người mẹ cũng thay đổi để chuẩn bị cho ngày vượt cạn. Mẹ có thể cảm thấy khó ngủ do bụng bị thúc xuống và do cảm xúc hồi hộp sắp được làm mẹ.

9 tháng mang thai sắp kết thúc. Ở những tuần cuối, việc thường xuyên phải đối mặt với các cơn chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và lo lắng. Nếu thấy có biểu hiện vỡ ối, những biểu hiện khác thường thì có thể đó là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần vào những tuần cuối vì con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một chặng đường gian nan với rất nhiều trải nghiệm đặc biệt! Giờ đây, bạn đã sắp được gặp con yêu sau bao ngày mong đợi.  Chỉ cần một chút quyết tâm và cố gắng nữa thôi, mẹ sẽ hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc vô bờ khi con yêu cất tiếng khóc chào đời.

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca