Việc bổ sung vitamin D khi mang thai là quan trọng. Bởi vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong nhiều hoạt động của cơ thể. Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
- Có nên bổ sung vitamin D cho bà bầu?
- Những nguyên nhân gây thiếu vitamin D
- Cách bổ sung vitamin D hợp lý
Phụ nữ mang thai có nên bổ sung Vitamin D?
Vitamin D khi mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của thai nhi. Vitamin D cần cho sự hấp thu canxi, giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển của xương khoẻ mạnh. Ngoài ra, vitamin D khi mang thai có thể đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Vì vậy, phụ nữ mang thai đang có nguy cơ thiếu hụt vitamin D nên bổ sung thích hợp.
- Vitamin D khi mang thai rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi
Một nghiên cứu mới tại trường Đại học Queensland tại Australia đã phát hiện bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin D khi mang thai có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ. Một con số đáng lưu ý đó là các bà mẹ không dùng vitamin D sẽ gặp nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ gấp từ 2-7 lần so với những phụ nữ chú trọng bổ sung các loại vitamin trước và trong khi mang thai. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh đến tác dụng vitamin D trong quá trình phát triển thai nhi.
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung 5.000 IU vitamin D mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Việc cung cấp đầy đủ vitamin D cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh sẽ làm giảm căn bệnh tự kỷ ở trẻ.
Những nguyên nhân gây thiếu vitamin D
Tại thời điểm này có khoảng 40-60% dân số Mỹ bị thiếu vitamin D, bao gồm cả phụ nữ có thai. Có nhiều lí do dẫn đến tình trạng này.
- Béo phì: Vì lớp mỡ trong cơ thể sẽ giữ lại nhiều vitamin D được sản xuất từ da và làm cho vitamin D ít đi vào cơ thể hơn.
- Da sẫm màu: Những người có nước da ngăm thường có nhiều melanin, hoạt động như tấm kính chống nắng tự nhiên và do đó làm giảm quá trình sản sinh vitamin D từ da.
- Một số loại thuốc: như là steroid, thuốc chống động kinh, thuốc hạ cholesterol và một số thuốc lợi tiểu làm giảm sự hấp thu vitamin D từ ruột.
- Những người có bệnh kém hấp thu chất béo: Những bệnh về rối loạn tiêu hóa như là bệnh celiac và bệnh Crohn có liên quan tới khả năng hấp thu chất béo kém và do đó dẫn tới hấp thu vitamin D thấp hơn.
Hậu quả nếu cơ thể thiếu vitamin D
Nếu thiếu vitamin D khi mang thai sẽ dẫn đến thai nhi bị còi xương, yếu xương, biến dạng các xương gây dị hình, chậm mọc răng, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thấp lùn…
Đối với bản thân người phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy mệt mỏi, tên chân tay, đau lưng, đau khớp, chuột rút, co giật cơ mặt và chi trên, loãng xương, dính cột sống. Ngoài ra thai phụ còn dễ mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí là khiến sinh non hoặc thai nhi tử vong vì thiếu chất.
Cách bổ sung và khắc phục chứng thiếu Vitamin D
Bổ sung qua thực phẩm
Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D.
Thực phẩm giàu vitamin D như: Gan, trứng, cá biển. Có thể uống thêm dầu cá, lòng đỏ trứng gà, bơ, cá mòi đóng hộp, sữa, pho mát, cá trích, nấm Đông cô…
Dưới đây là một số trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin D:
- 85g cá hồi: 465 IU
- 85g cá thu: 211 IU
- 240ml nước cam, có tăng cường vitamin D: 100 IU
- 240ml sữa ít béo, có tăng cường vitamin D: 98 IU
- 1 chén ngũ cốc, có tăng cường vitamin D: 40-50 IU
- 1 lòng đỏ trứng lớn: 37 IU
- 85g cá mòi: 164 IU
Bổ sung qua thuốc
Cách tốt nhất để thực sự bảo đảm đủ vitamin D là sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin D. Bạn có thể lựa chọn 2 dạng của vitamin D: ergocalciferol có nguồn gốc từ thực vật và cholecalciferol có nguồn gốc từ động vật.
Cholecalciferol là dạng cơ thể dễ hấp thu và sử dụng nhất nhưng nếu bạn đang ăn chay, bạn nên sử dụng dạng ergocalciferol.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng:
– Việc bổ sung vitamin D qua thuốc đối với phụ nữ mang thai cần phải qua kiểm tra, xét nghiệm. Mục đích là biết được mức độ vitamin D cần phần phải cung cấp thêm cho thai phụ là bao nhiêu.
– Bổ sung vitamin D phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng thiếu hoặc quá liều. Hậu quả có thể là tình trạng tăng canxi huyết quá mức, sỏi đường tiết niệu, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp. Hoặc tình trạng vôi hóa nhau thai, làm bé không hấp thu được dinh dưỡng từ mẹ.
Ngoài ra, có nghiên cứu đã khuyến cáo mẹ bầu nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hợp lí (thường là 5-10 phút tiếp xúc tay, chân, bàn tay, cánh tay và mặt, 2-3 lần mỗi tuần) có thể mang lại nhiều hiệu quả.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!