Trong ca phẫu ghép tinh hoàn phức tạp đã được thực hiện thành công bởi bác sĩ Ko và các bác sĩ quốc tế nổi tiếng khác tại Trường Y thuộc Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ. Được biết, người hiến và nhận tinh hoàn là 2 anh em song sinh 36 tuổi. Người anh em sinh đôi hiến tặng một tinh hoàn đã có con và vẫn có thể thụ tinh trong tương lai dù chỉ còn một tinh hoàn.
Ca phẫu thuật ghép tinh hoàn thứ 3 trên thế giới
Ca phẫu thuật hôm 3-12 nhằm cung cấp cho người được ghép tinh hoàn nội tiết tố nam testosterone ổn định hơn so với phương pháp tiêm, giúp bộ phận sinh dục của bệnh nhân hoạt động bình thường, đồng thời cho phép anh này có con, theo bác sĩ tiết niệu và phẫu thuật cấy ghép Dicken Ko tại Trường Y thuộc Trường ĐH Tufts ở Boston, Mỹ. Bác sĩ Ko đã đến Belgrade cùng các bác sĩ quốc tế khác thực hiện ca phẫu thuật phức tạp này.
Các bác sĩ cho hay bệnh nhân đang hồi phục tốt và hôm 6-12 đã có mức testosterone bình thường. Người anh em sinh đôi hiến tặng một tinh hoàn đã có con và vẫn có thể thụ tinh trong tương lai dù chỉ còn một tinh hoàn.
Bác sĩ Ko cho hay cả hai người anh em nói trên dự kiến xuất viện vào cuối tuần này và không muốn bị nêu danh tính cũng như phỏng vấn.
Do người nhận và người tặng là anh em sinh đôi có cùng kiểu gien nên không có gì phải lo ngại rằng cơ thể người nhận sẽ phản ứng với bộ phận được ghép, do đó người nhận cũng không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch mà hầu hết bệnh nhân ghép tạng sử dụng.
Ca phẫu thuật chạy đua với thời gian
Ông Branko Bojovic, một chuyên gia về vi phẫu thuật tại Trường Y Harvard và là thành viên trong nhóm thực hiện ca ghép tinh hoàn ở Belgrade, giải thích về sự phức tạp của cuộc phẫu thuật: “Một khi tinh hoàn bị tách khỏi cơ thể người hiến tặng, thời gian không còn nhiều. Trong vòng 2 đến 4 giờ, chúng phải được tái sử dụng và hoạt động trở lại. Nếu không có nguồn cung cấp máu, một tinh hoàn chỉ có thể sống trong 4 đến 6 giờ”.
Đây là trường hợp ghép tinh hoàn thứ 3 được biết đến trên thế giới. Hai ca phẫu thuật tương tự trước đó được thực hiện cách đây 40 năm tại TP St Louis – Mỹ, cũng là hai cặp sinh đôi, trong đó người anh em của mỗi cặp bị thiếu tinh hoàn bẩm sinh.
Phẫu thuật ghép tinh hoàn có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong tương lai
Các trường hợp thiếu tinh hoàn bẩm sinh là tình trạng cực kỳ hiếm gặp nhưng các bác sĩ cho rằng phẫu thuật ghép tinh hoàn có thể được ứng dụng rộng rãi hơn cho người chuyển giới, nạn nhân gặp tai nạn, thương binh và bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật cũng đặt ra không ít câu hỏi về mặt đạo đức rằng đây không phải một phương pháp điều trị cứu người và khả năng người nhận tinh hoàn có con sau này nhờ tinh trùng từ người hiến tặng, khi đó đứa trẻ không có quan hệ với người được ghép.
Theo New York Times
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!