Để phát triển khả năng nói cho trẻ thì giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là rất cần thiết. Giai đoạn này bé vừa biết đi vừa tập nói, hiếu kỳ về thế giới xung quanh. Vì thế mà khả năng ngôn ngữ được phát huy tối đa, bé học nói nhanh và nói nhiều. Tuy vậy cũng có một số bé chậm hơn các bạn. 6 mẹo dưới đây sẽ mách các mẹ cách giúp bé nói nhiều và hay hơn.
1. Gợi lại sự kiện trong ngày
Với trẻ trong độ tuổi tập đi, mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu hấp dẫn. Đi siêu thị, ra đầu ngõ với ông bà, được tặng một chiếc kẹo đều vô cùng mới lạ và thú vị. Sự phấn khích sẽ lưu sâu vào trí não bé vào tạo cảm giác tích cực. Vì thế, khi được hỏi, gợi lại cảm xúc, bé sẽ vô cùng hào hứng.
Bé sẽ hào hứng kể lại các sự kiện trong ngày
Mỗi tối trước khi ngủ, mẹ hãy ân cần đặt các câu hỏi, tò mò về các sự kiện diễn ra trong ngày, càng chi tiết càng tốt, để bé phát huy được khả năng ngôn ngữ và cách dùng từ. Bố mẹ có thể hỏi từ những câu đơn giản như ai là người đưa con đi? ở siêu thị có bán gì? Con đã nhìn thấy những gì? Con đã gặp ai? Cảm giác thế nào?.
Hãy hạn chế những câu hỏi đúng sai, hãy hỏi những câu có tính gợi chuyện. Việc kể chuyện diễn ra trong ngày nãy cũng là thói quen tốt khi bé đi mẫu giáo, mẹ có thể biết được những chuyện đã xảy ra tại trường.
2. Tập bé kể chuyện giúp bố mẹ
Những câu chuyện cổ tích mỗi tối luôn là giờ yêu thích của bé từ 1 đến 3 tuổi. Và bố mẹ chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết, thật ra trẻ con nhớ và thuộc nằm lòng các câu chuyện này đấy. Từ diễn biến đến nhân vật. Vì thế khi kể chuyện hay đọc sách, bố mẹ có thể ngừng lại, giả vờ quên và đề nghị bé kể giúp để phát triển khả năng nói cho trẻ.
Đọc sách là cách giúp bé phát triển từ vựng rất tốt
Đồng thời gợi nhiều câu hỏi về các nhân vật trong truyện. Lưu ý cùng một quyển sách và câu chuyện, bố mẹ có thể ngừng ở nhiều đoạn khác nhau để tập bé sử dụng nhiều từ ngữ mới.
3. Chơi trò chơi đọc tên
Tương tự như cách dạy con về màu sắc hay con vật qua sách vở, hãy mở rộng các câu hỏi của bạn ra về mọi thứ xung quanh. Và biến thành một trò chơi bắt đầu với câu hỏi “đây là cái gì?”.
Mỗi khi đưa bé ra ngoài chơi bạn có thể thực hiện trò chơi bằng cách chỉ vào những thứ quen thuộc và hỏi bé về tên gọi của chúng. Như “chiếc xe”, “ly nước”, “bông hoa”,… rồi dần nâng cấp hơn miêu tả tính chất của vật đó như “cái ghế màu xanh”, “con mèo đang đi”,….
Bé học rất nhanh về mọi vật xung quanh
Đồng thời dạy bé thêm từ, ở bên ngoài bé sẽ học nhanh hơn ngồi ở nhà với quyển sách. Để kích thích hứng thú hơn, bố mẹ có thể đặt ra giải thưởng khích lệ, nếu bé trả lời đúng cả 5 câu thì sẽ được ăn thêm bánh chằng hạn.
4. Cho bé nghe điện thoại
Điện thoại luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với các bé nhỏ ở tất cả độ tuổi. Nhìn thấy bố mẹ nói chuyện trên điện thoại chắc hẳn bé nào cũng tò mò. Bố mẹ có thể giúp bé thoả mãn và hào hứng hơn bằng cách cho bé nghe và trò chuyện qua điện thoại khi bạn đang nói với người thân.
Ban đầu có lẽ bé sẽ rất hoảng hốt khi nghe tiếng mà không thấy ai, kiên nhẫn giải thích với bé. Sau đó đánh lạc hướng bằng cách đặt câu hỏi, làm người “phiên dịch” cho bé và người nghe điện thoại bên kia. Ví dụ như “con nói cho bà ngoại nghe hôm nay ăn trưa với gì đi”, “bố hỏi con hôm nay đi học có ngoan không?”,…
5. Hãy hỏi ý kiến bé
Đôi khi con bạn nói ít hơn bạn mong đợi nhưng thực chất bé nghe hiểu nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Những cuộc hội thoại trong gia đình, cô/cậu nhóc rất có thể nghe và biết cả nhà đang nói gì.
Vì thế để bé có thể nói nhiều hơn và tự tin hơn, hãy hỏi ý kiến và đưa bé vào những cuộc họp bàn ở nhà (dù chỉ mang tính tượng trưng). Có thể đề nghị bé góp ý xem muốn sơn lại màu cửa màu gì? Trồng hoa gì cho dịp Tết? Hôm nay nhà mình sẽ đi ăn món gì?…
Trẻ con nghe hiểu nhiều hơn chúng ta nghĩ
6. Ghi hình những khoảnh khắc thú vị
Bé nhỏ vừa ngạc nhiên vừa thích thú khi nhìn thấy mình trên truyền hình. Bố mẹ có thể đề nghị bé hát một bài, kể chuyện, nhảy múa và ghi hình lại những khoảnh khắc này. Sau đó chiếu ngay cho bé xem.
Trẻ con có sự học hỏi và đánh giá rất nhanh. Nếu nhìn thấy mình và thấy thú vị, lần sau bé sẽ cố gắng diễn nhiều hơn, khác hơn. Việc dạy con đọc thơ, hát các bài hát thiếu nhi càng dễ dàng hơn khi bạn quay và chiếu lại.
Trên hết, việc phát triển khả năng nói cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bố mẹ cần có sự kiên nhẫn, không nên nóng vội hay ép buộc con.
Theo babycenter.com
Xem thêm:
Tâm lý hành vi của trẻ tập đi
Làm thế nào để trẻ em hào hứng trong việc học tập
LỜI KHUYÊN VỀ ĐỌC SÁCH CHO BÉ TẬP ĐI – theAsianparent Vietnam
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!