Chỉ số nước ối trung bình là bao nhiêu? Mẹ phải làm sao nếu chỉ số quá cao hoặc quá thấp?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nước ối trung bình là bao nhiêu? Đây là điều mà hầu hết thai phụ đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này.

Khái niệm nước ối

Nhiều chị em, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu vẫn chưa hiểu rõ nước ối là gì. Thực tế, nước ối là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự phát triển và sinh tồn của thai nhi. Nó là một chất dịch màu vàng nhạt và loãng bao quanh thai nhi. Không chỉ giúp thai nhi tự do cử động, nước ối còn cho phép bé phát triển toàn diện.

Nước ối góp phần duy trì và phát triển thai nhi

Nhờ có nước ối, phổi của bé mới phát triển. Thân nhiệt được duy trì ở mức ổn định. Thông thường khi bước vào tuần 37 của thai kỳ, nước ối đạt cao xấp xỉ 1000 ml. Các trường hợp đa ối hoặc thiểu ối có ảnh hưởng xấu đến bào thai. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề liên quan đến nước ối.

Chỉ số nước ối trung bình là bao nhiêu?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm nước ối, mẹ bầu cần chú ý đến chỉ số nước ối (ký hiệu là AFI). Đây là thông số thể hiện lượng nước ối trong bụng mẹ. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, lượng nước ối sẽ khác nhau. Dựa vào chỉ số nước ối, bác sĩ có thể cho mẹ biết tình trạng của thai nhi. Việc xác định nước ối trung bình, quá nhiều hay quá ít góp phần quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé.

Lượng nưới ối theo từng giai đoạn

  • 20 tuần tuổi: Lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu khoảng 350ml
  • 25 - 26 tuần tuổi: Lượng nước ối tăng lên 670ml
  • 32 - 36 tuần: Nước ối ở thai nhi vào khoảng 800 ml hoặc có thể cao hơn một chút
  • Tuần 40 – 42: Lúc này, lượng nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng 540 - 600 ml. Đây là những tuần trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Việc theo dõi nước ối trong thời gian này cực kỳ quan trọng. Nó giúp mẹ chẩn đoán sức khỏe của thai nhi.

Đánh giá tình trạng nước ối thông qua chỉ số nước ối AFI

Để có thể đo chỉ số AFI, bác sĩ lấy phần rốn làm mốc rồi sau đó chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, bác sĩ chọn ra túi ối sâu nhất để có thể đo chiều dài. Họ tiến hành cộng 4 chiều dài này lại để ra chỉ số ối AFI, tính bằng cm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người ta đánh giá tình trạng nước ối thông qua chỉ số nước ối

  • 6 – 18cm: Đây là mức độ trung bình. Mẹ bầu có thể an tâm với chỉ số ối này.
  • 12 – 25cm: Chỉ số thể hiện dư ối. Song mẹ vẫn có thể an tâm vì chỉ số này nằm trong mức cho phép.
  • > 25cm: Đây là bệnh lý đa ối. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng như mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, ngôi thai đảo lộn bất thường.
  • <= 5cm: Con số này cho thấy mẹ bầu bị thiểu ối. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị suy thai và dị tật thai nhi.
  • < 3cm: Đây là dấu hiệu của vô ối. Việc thiếu nước ối trầm trọng sẽ dẫn đến vô ối khiến mẹ có nguy cơ cao bị sinh non hoặc thai chết lưu.

Mẹ bầu cần làm gì khi lượng nước vượt hoặc dưới mức trung bình

Dựa vào thông tin trên, mẹ bầu có thể xác định được lượng nước ối của mình đang ở mức trung bình, cao hoặc thấp. Vậy trong trường hợp thiểu ối hoặc đa ối, mẹ bầu cần phải làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng thiểu ối hoặc đa ối ảnh hưởng đến thai nhi nên cần xử lý

Thiểu ối

Khi bị thiểu ối hay còn gọi là thiếu nước ối, mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Mẹ có thể nạp nước bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây. Đây là phương pháp giúp mẹ hạn chế tình trạng thiếu nước ối khi mang thai.

Đa ối

Khi được xác định đa ối, nếu không có chỉ định từ bác sĩ thì mẹ không cần can thiệp mà chỉ cần chờ thai đủ tháng. Trong trường hợp đa ối cấp thường, bác sĩ có thể chọc ối để giảm triệu chứng về hô hấp. Tuy nhiên, đây là biện pháp mang tính chất tạm thời.

Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể, các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp khác. Tình huống xấu nhất là mẹ buộc phải chấm dứt thai kỳ.

Tình trạng thiểu ối hay đa ối đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Thế nên, duy trì nước ối trung bình là hết sức quan trọng. Mẹ cần khám thai định kỳ trong suốt giai đoạn mang thai. Việc thăm khám thường xuyên giúp bác sĩ thuận tiện theo dõi tình tình. Từ đó, bạn sẽ sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ