Trước khi dạy cho trẻ 4 tuổi, bạn cần biết ở tuổi lên 4, trẻ phát triển như thế nào, trẻ đã học và có thể học gì?
1. Sự phát triển vận động
Vận động thô
- Khả năng di chuyển dễ dàng và nhuần nhuyễn.
- Biết cuộn người lại, nhào lộn trên mặt đất.
- Biết mặc quần áo với sự hỗ trợ.
- Ném và tung lên quả bóng.
- Nhảy, leo cầu thang dễ dàng.
- Đạp xe 3-4 bánh.
Vận động tinh
Những cột mốc phát triển ở trẻ 4 tuổi
- Sao chép và vẽ các hình cơ bản (mặc dù chưa đẹp).
- Viết được một số chữ cái và số.
- Biết sử dụng kéo và giấy dán có mục đích.
- Xây được tháp cao với các khối.
- Biết luồn chuỗi hạt thành dây chuyền.
- Biết nặn đất sét, mặc dù hình thù chưa đẹp.
2. Sự phát triển nhận thức
- Biết được sự khác biệt giữa thế giới thực và giả vờ.
- Nhận biết và hiểu những hình ảnh, biểu tượng, biểu ngữ quen thuộc.
- Bắt đầu suy nghĩ đến hậu quả và các bước hợp lý khi làm một việc gì đó.
- Biết sắp xếp mọi thứ vào đúng trật tự: từ bé đến lớn, từ thấp đến cao.
- Gắn bó với một hoạt động trong vòng 10-15 phút.
3. Sự phát triển ngôn ngữ
- Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, khoảng 1000 từ, tuy nhiên số từ mà trẻ nói ra lại ít.
- Biết nói các câu dài và phức tạp hơn.
- Kết hợp cùng lúc nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như bé hỏi : ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…
- Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
- Biết thực hiện theo những hướng dẫn đơn giản.
- Biết thay đổi mô hình cấu trúc câu tùy thuộc vào đối tượng đang giao tiếp.
- Phát âm chính xác một số chữ cái nhưng vẫn còn một số chữ thì chưa.
- Hỏi nghĩa của các từ mới.
- Biết kể những câu chuyện mà bé nhớ được, nhìn thấy được hoặc tự tưởng tượng ra.
- Biết tranh luận mặc dù chưa biết cách lập luận hợp lý.
4. Sự phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội
- Phát triển những nét tính cách riêng, độc đáo của riêng mình.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với những trẻ khác và người lớn.
- Biết diễn xuất hoặc giả vờ tốt hơn, biết bắt chước và giả vờ như một ai đó.
- Bắt đầu biết mách lẻo, biết nói dối.
- Hay nói đùa ngớ ngẩn và cười vui với chuyện đó.
- Thích những trò chơi tưởng tượng, có những người bạn tưởng tượng.
Hãy xem em bé 4 tuổi của mẹ có đạt đủ các mốc phát triển này không nhé!
Khủng hoảng tuổi lên 4
Nguyên nhân của khủng hoảng tuổi lên 4
Ở độ tuổi này bé rất thích bắt chước người lớn, thường lon ton theo phụ và muốn làm những việc mà bố mẹ làm. Nhưng khả năng của các con có giới hạn, nên thường bị bố mẹ ngăn cản. Do đó, bé cảm thấy ức chế, nổi giận, muốn làm trái lại không phải vì thích mà chỉ muốn bố mẹ phải chịu thua.
Mặt khác, tầm 4 tuổi tư duy ngôn ngữ phát triển hơn, bé hiểu điều bố mẹ nói nhưng chưa thể diễn đạt tốt suy nghĩ của mình. Muốn thể hiện nhưng không biết cách diễn đạt là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng tuổi lên 4.
Diễn biến tâm lý của bé trong giai đoạn khủng hoảng
- Ngang ngược: Bé ít khi chịu nghe lời người lớn, chỉ thích làm theo ý mình
- Cứng đầu: Muốn mọi thứ phải thỏa mãn sự đòi hỏi của bản thân
- Độc lập trong hành động: Bé thích tự thân vận động theo chủ ý mà không cần sự cho phép của người lớn.
- Nổi loạn: Bé thích làm những điều bị cấm, khi cãi vã sẽ xảy ra tình trạng muốn gây hấn với người lớn.
- Thiếu lễ độ: Bé hay nói trống không với người lớn
- Chuyên quyền: Bé bắt đầu tỏ ra hơi ích kỷ, muốn mọi thứ thuộc về mình, đặc biệt khi các bé là con một.
8 cách giúp giải quyết khủng hoảng tuổi lên 4
- Cho con thời gian lấy lại bình tĩnh
- Không tranh luận khi đang căng thẳng
- Cho bé quyền lựa chọn
- Giới hạn sự chiều chuộng
- Hình thành sự độc lập tích cực
- Không răn đe bằng cách đánh, mắng
- Tăng cường skinship với bé
- Cùng bé tham gia trò chơi nhập vai
Tạm kết
Trẻ lên 4 có những mốc phát triển về thể chất và trí tuệ như trên. Và để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 4 thật sự không quá khó nếu bố mẹ kiên nhẫn, thấu hiểu và cùng con đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực. Hãy tận dụng những khả năng của bé trong giai đoạn này để hình thành thói quen tốt cho con bố mẹ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!