Không giống như nhiều hiện tượng khác khi mang bầu, nhau thai bám thấp chỉ có thể xác định chính xác được qua siêu âm. Vậy nhau thai bám thấp có nguy hiểm không và mẹ bầu cần làm gì khi bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám thấp?
Hiện tượng nhau thai bám thấp là gì?
Nhau thai là hệ thống hỗ trợ của em bé trong bụng mẹ, đem lại chất dinh dưỡng, oxy và xử lý chất thải của em bé. Nếu nhau thai không hoạt động bình thường, thai nhi sẽ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung. Khi đi siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng này. Hiện tượng nhau thai bám thấp có thể hết khi thai lớn dần, tử cung phát triển về phía đáy, kéo nhau thai lên cao.
Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết nhau bám thấp
Nguyên nhân hiện tượng nhau thai bám thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể do 1 số nguyên nhân sau:
- Mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có sẹo mổ; có tiền sử nạo, phá thai.
- Giảm sút sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều mẹ bầu bị nhau bám thấp mà không rõ nguyên nhân. Và nhiều mẹ vẫn chưa rõ nhau bám thấp có nguy hiểm không.
Hiện tượng nhau bám thấp thường không có dấu hiệu rõ ràng, khó nhận biết chính xác. Tuy nhiên từ tuần thứ 20, nếu thai phụ bị ra huyết trắng không rõ nguyên nhân, không kèm theo đau bụng hoặc ra máu đỏ tươi nhiều lần, lần sau nhiều hơn lần trước thì chị em nên nghĩ đến hiện tượng nhau bám thấp.
Mặc dù vậy rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này nhưng không có dấu hiệu rõ ràng. Cách xác định chính xác nhất là siêu âm chẩn đoán hình ảnh. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sỹ.
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Ảnh hưởng thế nào đến quá trình mang thai?
Nhau bám thấp có ảnh hưởng gì không? Khi bị nhau thai bám thấp, mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ:
Mẹ bầu có nhau thai bám thấp thường sẽ gặp các vấn đề như:
- có thể bị chảy máu trong suốt thời gian mang thai dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ
- nhau thai có thể bóc tách sớm khi chuyển dạ, làm mẹ bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong
Đối với thai nhi, trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau thai bám thấp gây ra sẽ khiến cho bé:
- thai chậm phát triển
- có thể suy thai dẫn đến lưu thai
- có thể phải sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai vì mẹ bị chảy máu quá nhiều
- hay mắc các vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp, nhẹ cân nếu trẻ sinh thiếu tháng
Mẹ có thể sinh thường được không?
Bị nhau bám thấp có ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ sau này hay không và mẹ bầu có thể sinh thường được không là điều quan tâm của rất nhiều chị em.
Nhau bám thấp chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ và có thể di chuyển lên đúng vị trí. Chỉ có khoảng 10% trường hợp sẽ phát triển thành nhau tiền đạo dạng nguy hiểm nên mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu bị chẩn đoán nhau bám thấp.
Vào tuần thứ 32 của thai kỳ, bác sỹ sẽ kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng nhau thai bám thấp có nguy hiểm không. Thông thường, khi xác định nhau bám thấp, bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Mẹ bị nhau bám thấp có thể quan hệ bình thường được không?
Nhau bám thấp có ảnh hưởng gì không? Vấn đề lớn nhất mà chị em phải đối mặt khi bị nhau thai bám thấp là nguy cơ chảy máu bất thường trong thai kỳ. Chính vì vậy, việc quan hệ gây ra áp lực lên vùng tử cung và làm tăng nguy cơ chảy máu, từ đó dẫn đến việc các hiện tượng choáng, ngất gây nguy hiểm cho thai nhi và thai phụ.
Do đó, hầu hết các mẹ bầu bị nhau bám thấp sau khi quan hệ sẽ có cảm giác đau lâm râm vùng bụng và chảy máu nếu như quan hệ mạnh hoặc áp dụng những tư thế không an toàn.
Những lưu ý khi bà bầu bị nhau bám thấp
Hiện nay chưa có biện pháp y khoa nào giúp điều trị tình trạng nhau bám thấp. Mọi can thiệp chỉ nhằm mục đích làm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Sau khi chuẩn đoán bị nhau bám thấp, mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sỹ và lưu ý những vấn đề sau:
- Khi có hiện tượng ra máu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời
- Tránh tâm trạng lo âu, căng thẳng quá mức. Hãy chia sẻ tình trạng của mình với người thân trong gia đình để được hỗ trợ về ăn uống, sinh hoạt. Hạn chế đi xe máy và vận động mạnh trong thời gian này
- Kiêng quan hệ vợ chồng
- Đi khám thai thường xuyên theo lịch và theo lời dặn của bác sỹ
- Nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước. Uống bổ sung sắt, acid folic và canxi. Tránh các thực phẩm có tính nhiệt, tính hàn cao, các thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn…
Hi vọng bài viết trên đã giúp các chị em giải đáp thắc mắc nhau bám thấp có nguy hiểm không cũng như giúp chị em biết mình cần phải làm gì khi bị nhau thai bám thấp. Vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian, chính vì vậy chị em không nên quá lo lắng thay vào đó hãy duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần luôn vui vẻ để tăng cường đề kháng, đảm bảo khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!