Ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết trẻ sơ sinh lùn thông qua một số dấu hiệu dưới đây. Liệu có thể cải thiện chiều cao cho trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh lùn
Được nhìn thấy con yêu cao lớn và phát triển mỗi ngày luôn là mong mỏi của những bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, dấu hiệu trẻ bị lùn là một trong những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm.
Nhận biết trẻ sơ sinh lùn để có sự can thiệp kịp thời về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho bé là điều vô cùng quan trọng. Tham khảo bảng chiều cao chuẩn của bé trai và bé gái theo từng tháng ngay sau đây để xem con bạn có đang bị lùn hơn so với những bé khác không nhé.
Bảng chuẩn chiều cao của bé trai
|
Tháng |
CHIỀU CAO BÉ TRAI (cm) |
Giới hạn dưới |
Bình thường |
Giới hạn trên |
0 |
46.3 |
47.9 |
49.9 |
1 |
51.1 |
52.7 |
54.7 |
2 |
54.7 |
56.4 |
58.4 |
3 |
57.6 |
59.3 |
61.4 |
4 |
60 |
61.7 |
63.9 |
5 |
61.9 |
63.7 |
65.9 |
6 |
63.6 |
65.4 |
67.6 |
7 |
65.1 |
66.9 |
69.2 |
8 |
66.5 |
68.3 |
70.6 |
9 |
67.7 |
69.6 |
72 |
10 |
69 |
70.9 |
73.3 |
11 |
70.2 |
72.1 |
74.5 |
12 |
71.3 |
73.3 |
75.7 |
Bảng chuẩn chiều cao của bé gái
|
Tháng |
CHIỀU CAO BÉ GÁI (cm) |
Giới hạn dưới |
Bình |
Giới hạn trên |
0 |
45.4 |
49.1 |
52.9 |
1 |
49.8 |
53.7 |
57.6 |
2 |
53 |
57.1 |
61.1 |
3 |
55.6 |
59.8 |
64 |
4 |
57.8 |
62.1 |
66.4 |
5 |
59.6 |
64 |
68.5 |
6 |
61.2 |
65.7 |
70.3 |
7 |
62.7 |
67.3 |
71.9 |
8 |
64 |
68.7 |
73.5 |
9 |
65.3 |
70.1 |
75 |
10 |
66.5 |
71.5 |
76.4 |
11 |
67.7 |
72.8 |
77.8 |
12 |
68.9 |
74 |
79.2 |
Dấu hiệu nhận biết trẻ sẽ lùn hay cao khi lớn lên
Bạn có thể dễ dàng nhận biết trẻ sơ sinh bị lùn thông qua bảng chiều cao chuẩn theo từng tháng như trên. Vậy còn nhận biết trẻ cao hay lùn khi lớn lên phải dựa vào những yếu tố nào? Tham khảo một số mẹo dân gian của ông bà ngày xưa để nhận biết trẻ sơ sinh sẽ có chiều cao tốt hay không khi lớn lên mẹ nhé:
Chiều dài cánh tay
Theo kinh nghiệm của các mẹ ngày xưa, nếu bé sơ sinh có cánh tay dài chứng tỏ các bộ phận khác trên cơ thể con cũng sẽ phát triển tỉ lệ thuận theo, nghĩa là chân bé cũng sẽ dài và ngược lại. Đây là dấu hiệu khá chính xác mà mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết.
Dựa vào chiều dài xương đùi là cách nhận biết trẻ sơ sinh lùn
Khi còn trong bụng mẹ, các bác sĩ hay đo chiều dài xương đùi cũng có lý do của họ. Theo dân gian, bé nào có xương đùi dài thì sau này sẽ sở hữu một chiều cao đáng mơ ước. Tuy nhiên, cũng có một số bé phát triển chiều cao khá muộn (dân gian hay gọi là “nhổ giò muộn”) nên mẹ cũng đừng quá thất vọng nếu bé sơ sinh có đùi ngắn quá.
Bàn tay, bàn chân thon thả
Nếu bạn để ý, những người có chiều cao từ mét bảy trở lên đều sở hữu đôi bàn tay và bàn chân dài thon thả. Mẹ hãy để ý xem bé sơ sinh có ngón tay dài hay cụt, chân tăng size giày nhanh hay chậm để biết con sau này có thể phát triển chiều cao tốt hay không.
Xem “trái chân” hiện sớm hay muộn – cách nhận biết trẻ sơ sinh lùn
“Trái chân” là phần thịt cơ nhú ra ở khúc xương phía sau cẳng chân. Bé có “trái chân” hiện sớm, to rõ thì thường sẽ bị lùn khi lớn lên. Ngược lại nếu trái chân xuất hiện muộn, chân thon nhỏ thì bé sau này sẽ rất cao lớn, dáng chuẩn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thấp lùn
Sau khi đã nhận biết trẻ sơ sinh lùn, mẹ hẳn sẽ cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này để tìm cách cải thiện chiều cao cho trẻ khi lớn lên. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị thấp lùn?
Yếu tố di truyền
Nếu ba mẹ có chiều cao thấp thì bé lớn lên hẳn cũng sẽ thấp hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, yếu tố gen chỉ quyết định 25% chiều cao của 1 người trưởng thành. Ba mẹ hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao cho trẻ bằng nhiều biện pháp khác.
Mẹ chăm sóc bào thai không tốt khi mang thai
Các mẹ bầu mang thai nghén nhiều, ăn không đủ chất thì trẻ sinh ra sẽ không thể cao lớn như các bạn được. Ngoài ra, các mẹ ăn uống nhiều nhưng lại chỉ ăn những món mình thích mà không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển chiều cao như canxi, sắt, kẽm,… thì cũng làm ảnh hưởng đến chiều cao của bé sau này.
Bé không được bú mẹ
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ không có sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất do mẹ ăn uống kiêng khem thì con sẽ không có đủ chất để phát triển theo cách tốt nhất, trong đó chiều cao bé cũng bị ảnh hưởng không ít. Tốt nhất mẹ nên cho con bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu rồi hãy ngừng.
Chế độ ăn uống
Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn dặm sớm sẽ không đủ men tiêu hóa thức ăn nên bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ ăn dặm quá trễ sẽ bị thiếu năng lượng và dưỡng chất để phát triển vì lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ. Vì vậy, khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, A,… để trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
Một điều nữa ba mẹ cần lưu ý là không cho trẻ sơ sinh uống nước giải khát công nghiệp có chứa quá nhiều đường. Một số loại nước giải khát có chất kích thích gây ức chế hấp thụ canxi, làm ảnh hưởng đến chiều cao của bé.
Bổ sung quá nhiều canxi
Nhiều ba mẹ nghĩ đơn giản chỉ cần bổ sung nhiều canxi thì bé sẽ cao lớn nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là sai lầm đáng báo động. Thực chất, cơ thể thừa canxi cũng có thể khiến trẻ bị lùn. Hãy lưu ý kỹ điều này nhé.
Ngủ không đủ giấc khiến trẻ sơ sinh lùn
Giấc ngủ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển chiều cao của bé. Trong giấc ngủ đêm, tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng GH. Hormone này có tác dụng kích thích sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy, trẻ ngủ đủ và ngủ chất lượng sẽ giúp tiết hormone tăng trưởng, tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện.
Ba mẹ bế trẻ quá nhiều, không cho trẻ vận động
Đây cũng là sai lầm phổ biến mà nhiều ba mẹ gặp phải. Vận động nhiều sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường đưa canxi vào mô xương để xương dài ra và vững chắc hơn.
Ba mẹ không nên bế ẵm trẻ quá nhiều. Nếu trẻ biết đi hay để con đi mỗi lúc có thể, thường xuyên chơi các trò chơi vận động đơn giản cùng con mỗi ngày để tăng tiết dịch ổ khớp và giúp bé cao lớn hơn.
Chăm sóc trẻ không tốt
Trẻ nhỏ thường xuyên bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa,… phải dùng nhiều kháng sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Ba mẹ nên chú ý cải tạo môi trường sống đảm bảo vệ sinh, an toàn và chích ngừa đầy đủ để hạn chế bệnh tật cho trẻ.
Hy vọng rằng qua bài viết này, ba mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu trẻ bị lùn cũng như những nguyên nhân gây nên tình trạng này để phòng tránh và chăm sóc con tốt hơn nhằm cải thiện chiều cao cho trẻ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!