Nguyên nhân khiến hôn nhân tan vỡ từ phía người chồng có thể là do sự bất đồng về việc trao đổi, chí trích người bạn đời, không kiểm soát được cơn nóng giận hay thậm chí quá đòi hỏi chuyện chăn gối, theo các nhà tư vấn hôn nhân – gia đình. Mặc dù những người vợ cũng có thể gây ra những điều này, nhưng 7 hành động khiến hôn nhân tan vỡ dưới đây đặc biệt phổ biến với nam giới. Đọc bài này để biết được
- 7 hành động khiến hôn nhân rạn nứt mà các ông chồng hay gặp phải
- Làm sao để tránh những sai lầm này?
1. Không trao đổi với nhau
Theo tâm lý học, đàn ông có xu hướng khó nói lên cảm xúc của họ. Điều này gây khó khăn cho việc giải quyết xung đột — làm thế nào bạn có thể giải quyết nếu người kia từ chối trao đổi ? Một số người đàn ông thậm chí còn rút lui khi cần giao tiếp nhất — một thứ mà nhà nghiên cứu mối quan hệ John Gottman gọi là “bức tường đá”.
Bạn có thể chưa biết:
Bố mẹ ly hôn con sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý như thế nào?
Cuộc ly hôn đầy nước mắt tác hại đến sức khỏe ra sao?
“Người lựa chọn “bức tường đá” không còn tham gia vào quá trình tự phản ánh bản thân và sau đó là sự phát triển cá nhân”, nhà tâm lý học Mary Spease nói trong một bài nghiên cứu về “chiến tranh lạnh” giữa vợ chồng. Thay vì cố gắng cải thiện mối quan hệ, những người từ chối giao tiếp lại khiến tình hình tồi tệ hơn. Ngoài ra, người bị “ném đá” cảm thấy bị bỏ qua và không quan trọng. Hành vi này dẫn đến hình thành sự oán giận, và thường là ly thân và ly hôn.
2. Bỏ rơi vợ
Vợ bạn cưới bạn vì muốn dành phần đời còn lại với bạn. Nếu bạn dành phần lớn thời gian trong ngày tại văn phòng, sau đó xả hơi tại quán bar với đồng nghiệp, rồi sau đó về nhà chỉ ngồi trước ti vi trong khi bạn lời đi sự nhắc nhở của vợ là hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng bạn đã phớt lờ vợ.
Đừng để vợ bạn cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Nếu bạn cảm thấy cuộc hôn nhân của mình không như ý, hãy dành nhiều thời gian hơn cho nó thay vì lơ đi. Cũng như bạn nên là ưu tiên hàng đầu của vợ, thì cô ấy cũng phải là của bạn.
3. Luôn chỉ trích vợ
Có sự khác biệt rất lớn giữa việc bày tỏ mối quan tâm (tức là thực hành giao tiếp tốt) và công kích tính cách và con người của ai đó. Có những kỳ vọng cao ngất trời mà không thể đáp ứng được là một phần của vấn đề, và việc so sánh cô ấy với những người phụ nữ khác cũng vậy.
Bạn có thể chưa biết:
Thay vì tập trung vào từng việc nhỏ mà cô ấy làm mà bạn không thích, hãy chú ý đến điểm mạnh của cô ấy và xây dựng cô ấy. Sau khi có thói quen tìm kiếm những điều tốt đẹp ở cô ấy, bạn có thể tránh xa khuôn mẫu phá hoại mà những lời chỉ trích có thể mang lại.
4. Đối xử với cô ấy như “máy đẻ”
Nếu bạn chỉ chú ý đến cô ấy khi bạn muốn ân ái, vợ bạn sẽ khó chịu. Theo một bài báo từ Familytoday, chồng nên ưu tiên kết nối tình cảm và sự tin tưởng trước khi ân ái, vì chuyện chăn gối là để tình yêu thăng hoa và hôn nhân viên mãn như mong muốn. Ngoài ra, bạn không nên chỉ nghĩ về nhu cầu của bản thân khi vợ đang không mong muốn. Cảm xúc của vợ cũng quan trọng như cảm xúc của bạn vậy.
5. Không kiểm soát được sự giận dữ của mình
Bạn có thể là một người chồng tốt nhưng lại khó kiểm soát được cơn giận của mình. Thay vì sẽ hối hận sau này, thì hãy thay đổi ngay bây giờ. Sự giận dữ là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong lúc nào đó, nhưng bạn nên thể hiện nó một cách tinh tế hơn. Một bài viết về “Làm sao để kiểm soát sự giận dữ của bạn” trên chuyên mục “Greater Good” của Đại học California khuyên rằng bạn có thể kiểm soát sự giận dữ của mình bằng cách nhận ra nó, hít 1 hơi sâu và suy nghĩ kĩ trước khi nói. Bạn đâu muốn nói hay làm gì mà gây tổn thương cho người thân mình.
6. Không bao giờ giúp việc nhà
Một nghiên cứu từ Trường Kinh tế London cho thấy các cuộc hôn nhân có nhiều khả năng thành công hơn nếu người chồng giúp việc nhà. Nếu bạn là trụ cột gia đình, điều đó không có nghĩa là bạn có thể chỉ đi làm rồi về và đi loanh quanh trong nhà trong khi vợ chăm con vất vả. Cô ấy không phải là người giúp việc hay đầu bếp của bạn, cô ấy là người thân và người xây dựng gia đình cùng bạn.
Nguồn hình ảnh: Freepik
7. Không xin lỗi
Lời xin lỗi là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiến về phía trước và đang tìm kiếm hòa bình và hòa hợp, như cuốn sách “Cuộc sống có đôi” khuyên. Xin lỗi không khiến bạn trở thành “kẻ thua cuộc” và người nhận được lời xin lỗi trở thành “người chiến thắng”. Đó không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém. Đó là cách để hàn gắn và đưa mối quan hệ của bạn đi đúng hướng.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!