Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không? Chắc chắn có, thậm chí tình trạng bệnh có thể nặng không khác gì trẻ em. Cùng tìm hiểu bệnh tay chân miệng ở người lớn qua các thông tin sau:
- Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không và vì sao?
- Triệu chứng bị tay chân miệng ở người lớn?
- Điều trị bệnh tay chân miệng
- Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không và vì sao?
Tay chân miệng là bệnh lay lan qua đường tiêu hoá bởi virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc – chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh như thường, nhất là những ai chưa có tiền lệ mắc bệnh lúc còn nhỏ.
(Nguồn: Vinmec)
Như đã nói nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus, trong đó virus đường ruột type enterovirus 71 và coxsackie A16 là 2 loại thường gặp nhất. Virus enterovirus 71 là loại virus đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng nặng nề dẫn đến viêm não, viêm màng não hoặc cơ tim bị tổn thương. Bệnh nguy hiểm ở việc dễ lây lan qua đường tiêu hoá, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiết dịch từ nốt phồng rộp. Mặt khác, tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị nên đây là một căn bệnh mà mọi người không thể chủ quan. Dù đã là người trưởng thành, có sức đề kháng cao vẫn có thể bị lây và khi mắc bệnh thì nguy cơ biến chứng vẫn cao không khác gì trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?
Triệu chứng bị tay chân miệng ở người lớn?
Người trưởng thành nếu chua từng bị tay chân miệng lúc nhỏ hoặc ở thời điểm hiện tại hệ miễn dịch chưa đủ để chống lại virus thì nguy cơ mắc bệnh vẫn có. Triệu chứng bệnh ở người lớn không khác gì nhiều so với trẻ em, thậm chí nhiều trường hợp còn có thể nặng hơn.
(Nguồn: Freepik)
- Dấu hiệu ban đầu: Người trưởng thành khi mắc bệnh tay chân miệng sẽ vẫn có những dấu hiệu ban đầu như sốt, đau họng, mệt mỏi, có cảm giác thèm ăn. Nhiều trường hợp hệ miễn dịch quá kém còn dẫn đến hôn mê.
- Xuất hiện vết loét: Sau khoảng thời gian sốt, đau họng, miệng của bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những vết loét nằm sâu trong khoang miệng. Những vết loét này được gọi là Herpangina, xuất hiện dưới dạng các đốm. Không chỉ loét mà các đốm Herpangina còn có thể phồng rộp gây rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
- Phát ban: Sau một thời gian vết loét xuất hiện, lòng bàn tay và bàn chân người bệnh sẽ có tình trạng phát ban và ngứa. Cành ngày các nốt phát ban và ngứa sẽ càng lan rộng ra những bộ phận khác của cơ thể như bụng, lưng, tay, chân mông và thậm chí là bộ phận sinh dục.
- Một số triệu chứng khác: Sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi thậm chí mê man, nôn mửa, đau họng, đi ngoài, cơ đau nhức, ăn không ngon miệng, cảm giác chán ăn,…
Điều trị bệnh tay chân miệng
Như đã nói, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị cũng chưa có vaccine ngừa bệnh. Thông thường, nếu không dẫn đến biến chứng nặng thì bệnh sẽ tự động hết trong vòng từ 7-10 ngày, nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy để bệnh mau khỏi, người bệnh cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Cụ thể, không ăn thức ăn chua, mặn hoặc cay trong thời gian bệnh. Người bệnh lúc này đang có cảm giác chán ăn kèm đau họng nặng do các vết loét trong miệng nên tránh những thức ăn rắn. Thay vào đó là các thức ăn mềm hoặc dạng lỏng. Uống thật nhiều nước. Ăn thức ăn nguội. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.
- Điều trị các triệu chứng của bệnh như hạ sốt, giảm đau (đau họng, đau miệng, đau như cơ).
- Nếu bệnh trở nặng, cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý và điều trị kịp thời, tránh biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm:
Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì cho con nhanh khỏe?
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không? Thắc mắc đã được giải đáp khi người lớn hoàn toàn có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh tay chân miệng. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh không chỉ áp dụng cho trẻ em, đặc biệt vào mùa mưa, thời điểm bệnh có thể bùng phát thành dịch.
(Nguồn: Vinmec)
- Luôn giữ vệ sinh chân tay: Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nếu không có xà phòng rửa tay, có thể sử dụng gel rửa tay để thay thế.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Quần áo nên phơi khô trước khi cất. Hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Nếu đi từ nơi công cộng về hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh như bệnh viện cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi làm các hoạt động khác trong nhà. Đồng thời giặt sạch quần áo vừa mặc.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người: Nếu bạn là bệnh nhân tay chân miệng, nên có ý thức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng để bệnh không lây lan cho người khác. Đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ là đối tượng dễ lây bệnh.
- Tăng cường đề kháng: Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh mắc bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao: Duy trì việc tập luyện hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá và nó không hề “chừa” người trưởng thành, vì vậy người lớn không nên lơ là với loại bệnh này.
Nguồn thông tin: Đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn ít người nhận biết – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!