Ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú là tình trạng không quá nguy hiểm, mẹ không cần phải lo lắng. Mẹ cũng có thể cải thiện bằng cách thay đổi tư thế nằm, cho con bú đều 2 bên, massage ngực, tập tạ và có chế độ ăn hợp lý. Cùng tìm hiểu bài viết để biết:
- Tại sao có tình trạng ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú?
- Tình trạng này có thể tự hết không?
- Cho con bú đúng tư thế để hạn chế tình trạng ngực không đều.
Tại sao có tình trạng ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú?
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, một trong những điều khiến các mẹ lo lắng đó chính là ngực bị chênh (một bên to và một bên nhỏ) khi cho con bú. Tình trạng này không phải là bệnh lý và hoàn toàn bình thường, kích thước ngực của mẹ sẽ trở về lại bình thường sau khi ngưng cho con bú trong một khoảng thời gian.
Ngực không đều nhau khi cho con bú gặp phải ở hầu hết các chị em phụ nữ sau sinh và chủ yếu là do:
Mẹ cho bé bú nhiều một bên
Đây là nguyên nhân vú bên to bên nhỏ khi cho bé bú phổ biến nhất, nhiều người gặp phải. Thực tế cho thấy, trường hợp bé thường xuyên bú một bên, tuyến sữa bầu ngực đó sẽ tiết ra nhiều và ngực căng tròn hơn. Lâu ngày sẽ dẫn đến núi đôi không đều, đôi lúc có sự chênh lệch khá lớn với tỉ lệ 7-10 hoặc 8-10.
Bạn có thể chưa biết:
“Ác mộng” đau ngực khi cho con bú sẽ được giải quyết nếu mẹ biết được nguyên nhân thật sự!
Tuyến sữa hai bầu ngực không đồng nhất
Nếu tuyến sữa hai bầu ngực hoạt động không đồng nhất. Hầu hết bên ngực to sữa ra nhiều, còn bên nhỏ thì ít sữa. Mẹ thấy bên nào sữa ra tốt hơn là cho con bú liên tục, khiến bên còn lại mềm dần rồi nhỏ lại.
Nằm sai tư thế dẫn đến cho bé bú bị bên to bên nhỏ
Tư thế nằm có thể gây ra hiện tượng ngực to nhỏ khi cho con bú. Việc bạn nằm nghiêng quá nhiều về 1 bên sẽ khiến ngực bên đó to hơn so với bên kia.
Vận động thường xuyên một bên tay
Thường xuyên vận động hoặc dồn quá nhiều sức lực vào một bên tay, là một trong những nguyên nhân khiến một bên ngực của bạn to hơn bên còn lại. Cho con bú ngực bên to bên nhỏ phải làm sao?
Ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú có thể tự hết không?
Nhiều mẹ lo lắng thái quá khi gặp tình trạng ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú một thời gian. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết tình trạng là hết sức bình thường và có rất nhiều cách để cải thiện nhanh chóng. Nếu mẹ ngưng cho em bé bú thì kích thước hai bên ngực sẽ trở lại như ban đầu. Hơn nữa, cũng chỉ mình bạn có thể nhận ra sự chênh lệch của hai bên ngực vì thế mà bạn không cần phải quá lo lắng đâu nhé!
Trong trường hợp mẹ muốn nhanh khôi phục vẻ đẹp và kích thước đồng nhất cho núi đôi của mình, hoặc thấy tình trạng lệch nặng quá thì mẹ có thể áp dụng những cách chữa ngực lệch khi cho con bú vô cùng hiệu quả sau đây:
Thay đổi tư thế nằm
Trước tiên, hãy thay đổi tư thế nằm của mình. Đây là cách chữa ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú đơn giản nhất. Bởi nếu vẫn giữ thói quen nằm trước đây chắc chắn rất khó cải thiện kích thước núi đôi. Tốt nhất, thấy ngực bên nào đang nhỏ hơn, thì khi ngủ hoặc nghỉ ngơi bạn nên nằm nghiêng về bên đó. Mẹ cũng đừng quên chèn vào sau lưng chiếc gối mỏng, tránh bị mỏi lưng, không tốt cho sức khỏe.
Cho bé bú đều hai bên ngực
Ngực to ngực nhỏ khi cho con bú phải làm sao? Bạn cần từ bỏ thói quen cho con bú liên tục một bên. Thường xuyên để bé bú bên ngực nhỏ và bên to thì vắt sữa hoặc hút sữa giúp bớt căng, hạn chế cảm giác khó chịu, tắc tia sữa. Khi thấy hai bên ngực có vẻ gần bằng nhau rồi, bạn nên cho bé bú đều cả 2 ngực.
Trường hợp bé không chịu bú bên ngực nhỏ do sữa tiết ra ít. Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé và nếu bé bú không hết thì nặn bỏ lượng sữa thừa. Lần bú sau sẽ bú ngực còn lại.
Bạn có thể chưa biết:
Cho con bú bị ngực bên to bên nhỏ phải làm sao – Hãy massage ngực
Mỗi ngày bạn dành ra 15 phút massage nhẹ nhàng ngực theo chuyển động vòng tròn. Đây là cách cải thiện ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú được rất nhiều chị em rỉ tai áp dụng. Không chỉ đảm bảo có hai bầu ngực kích thước tương xứng, cân đối hơn mà việc làm này còn giúp thư giãn, tăng cường khí huyết lưu thông.
Tập tạ
Tập tạ cũng là một cách chữa vú bên to bên nhỏ khi cho con bú. Trước tiên, mẹ chuẩn bị một quả tạ với cân nặng vừa phải và đều đặn dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày thực hiện đẩy tạ. Mẹ sẽ nhận ra sự chuyển biến rõ rệt nhanh chóng.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Ngực to ngực nhỏ khi cho con bú phải làm sao? Để hai bên ngực trở lại kích thước tương đương nhau, mẹ đừng quên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ 2 lít nước/ ngày. Bởi vì, khi cơ thể chúng ta được cung cấp đủ dinh dưỡng thì cũng đồng nghĩa với việc các bộ phận khác, trong đó có vòng 1 sẽ “cân đối” theo.
Ngoài việc quan tâm tới kích thước của núi đôi, thắc mắc cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao, mẹ đừng quên quan sát xem có một số biểu hiện bất thường như đau tức dữ dội ở ngực, núm vú méo mó, thay đổi màu sắc và tính chất da ở vùng ngực, chảy dịch bất thường ở đầu vú, nổi u cục ở tuyến vú… Nếu thấy, mẹ nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn.
Khi nào mẹ nên lo lắng?
Trong hầu hết trường hợp, tình trạng ngực không đều khi cho con bú không phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Nếu áp dụng các biện pháp cải thiện thì mẹ có thể lấy lại 2 bên ngực cân bằng, lấy lại sự tự tin và thẩm mỹ cho mẹ. Tuy nhiên bầu ngực là nơi nhạy cảm nên mẹ cũng cần chăm sóc và quan sát thường xuyên, khi gặp các vấn đề sau thì mẹ sau sinh nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn:
- Đầu ti bị chảy dịch (dịch trắng, vàng, dạng đặc…), đầu ti đau rát/sưng tấy
- Bầu ngực sờ vào căng tức, có nổi cục
- Đầu ngực có hình dáng khác thường
- Vùng da ngực có màu lạ, da lỏng lẻo, nhăn nheo…
Mẹ nên cho con bú đúng tư thế để hạn chế tình trạng ngực không đều
- Đỡ mặt con hoàn toàn hướng về phía mẹ, nâng cao phần cằm sao cho chạm vào ngực mẹ, đầu hơi ngả về phía sau
- Tư thế ngậm khớp vú đúng là con ngậm đầu ti và phần lớn bầu ngực trong miệng
- Có thể cho con bú kiểu bế ngang, mẹ kê gối đỡ sau lưng để có điểm tựa, bé được đặt nằm ngang xuôi theo chiều cánh tay mẹ. Lưu ý cổ và lưng và luôn trên 1 đường thẳng
- 1 tư thế cho con bú khác là cho bé bú nằm: Mẹ nằm nghiêng hướng mặt bé vào bầu ngực, để bé nằm trên mặt phẳng.
- Không cho bé bú chỉ 1 bên ngực, nếu con có biểu hiện cắn, nhai đầu ti làm mẹ đau rát thì nên hút sữa cho bé. Đây cũng là cách massage bầu ngực, kích sữa về nhiều hơn, hạn chế tình trạng ngực chảy xệ…
Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được tại sao mình lại bị tình trạng này, và nó có thể tự hết không, hay phải dùng những biện pháp điều trị nào. Chúc mẹ sớm lấy lại sự cân đối cho núi đôi.
Xem thêm:
- Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết
- Thực phẩm tốt nhất cho mẹ khi cho con bú
- Làm thế nào để biết mẹ không nên cho con bú sữa mẹ?