X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại

Mất 5 phút để đọc
Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại

Sau khi clip nam sinh móc rác miệng cống ở Đồng Nai được chia sẻ, nhiều người đã đến nhà thăm hỏi và khen ngợi hành động đẹp của cậu bé.

Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống Phạm Trọng Đạt

Phạm Trọng Đạt hiện đang là học sinh lớp 6/1, trường THCS Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai. Hiện em đang sống cùng chị gái và ông bà ngoại tại ấp Xóm Trầu, xã Long An, huyện Long Thành.

Cậu bé lớn lên thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Lúc Đạt mới được khoảng 10 tháng tuổi, vợ chồng con gái bà chia tay, con rể bỏ ra Bắc. Thời gian sau, con gái để lại hai chị em Đạt cho ông bà nuôi dưỡng rồi lặn lội đi làm ăn xa. Gia đình khó khăn, ông ngoại lại bị tai biến gần 1 năm nay nên cuộc sống càng vất vả. Đạt lớn lên trong vòng tay của ông bà ngoại, hiếm lắm mới được gặp ba mẹ.

nam-sinh-moc-rac-mieng-cong

Bà ngoại chuẩn bị cặp sách cho Đạt đến lớp

Bà ngoại của Đạt năm nay đã 68 tuổi kể: “Lâu lắm mẹ Đạt mới về thăm con, mấy bà cháu tôi cơm cháo nuôi nhau”.

Nhắc đến Đạt, người bà tự hào về cháu trai hiền lành, ít nói nhưng biết nghe lời. Hay tin Đạt nhặt rác khơi miệng cống, hàng xóm nhà bà Thu không quá bất ngờ, bởi trước nay vẫn thường chứng kiến bản tính tốt bụng của cậu bé.

Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại

Ngôi nhà nơi Đạt sống cùng ông bà và chị gái

Hàng ngày, sau bữa cơm trưa vội, bà ngoại lại hối hả chuẩn bị cặp sách cho Đạt đến trường. Căn nhà nhỏ chừng 60 m2 nằm nép mình bên cánh đồng lúa của xã Long An lâu nay vẫn đầy ắp tình thương như thế.

Hành động đẹp của cậu học trò nhỏ

Trước đó ngày 16/6, trên mạng xã hội lan truyền clip được ghi lại từ một camera an ninh tại khu tái định cư xã Long An, huyện Long Thành (gần ngay Trường THCS Long An – nơi Đạt theo học).

Hình ảnh ghi lại sau cơn mưa, Đạt trong bộ đồng phục học sinh đang dắt xe đạp thì dừng lại ở một cống thoát nước và dùng tay móc các bọc rác từ miệng cống để khơi thông dòng chảy.

Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại

Hình ảnh cắt ra từ clip

Sau khi miệng cống đã sạch rác, Đạt lên xe và tới cống thoát nước khác cách đó chục mét và tiếp tục dùng tay móc rác ra khỏi miệng cống để nước chảy xuống cống không làm ngập đường. Camera của gia đình chị Tạ Hương gần đó đã ghi lại được việc làm này của Đạt và gia đình chị đã chia sẻ trên mạng xã hội.

Nhiều ngày nay, ngôi nhà của bà cháu Đạt liên tục có người đến thăm hỏi, khen ngợi hành động đẹp của cậu. Tuy nhiên, dù nổi tiếng sau hành động khơi thông miệng cống giúp đường bớt ngập, Phạm Trọng Đạt đã từ chối nhiều lời mời lên truyền hình hay trả lời phỏng vấn vì nghĩ việc làm đó không quá to tát, ai cũng làm được.

Hình ảnh cậu nam sinh móc rác miệng cống trong mắt thầy cô và bạn bè

Cô Hằng, chủ nhiệm lớp 6/1, cho biết Đạt có học lực trung bình, thích môn công nghệ, thích khám phá những máy móc, tìm tòi cái mới. Đạt mạnh dạn trong các công việc chung và thường giúp đỡ bạn bè.

Trong mắt bạn bè và thầy cô, Đạt trầm tính nhưng mỗi khi lớp có việc cần xung phong, cậu luôn là người đầu tiên.

Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại

Bà Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An sau khi xem được đoạn clip về em học sinh dọn rác chắn cống thoát nước trên đường nhà trường cho biết: “Việc làm của Đạt thể hiện rõ tính cách của em lâu nay, làm công việc tốt một cách lặng lẽ. Tôi rất xúc động khi xem video của Đạt. Việc tự giác dọn rác cũng là một kỹ năng sống nên nhà trường sẽ tuyên dương để khuyến khích, nhân rộng hơn nữa hành động này”.

Hành động đẹp của cậu bé đã được khen thưởng kịp thời

Buổi chào cờ đầu tuần này tại trường THCS Long An có thêm 1 phần rất đặc biệt, đó là đại diện UBND huyện Long Thành trao giấy khen cùng tiền thưởng 4 triệu đồng cho em Phạm Trọng Đạt. Ngoài ra, Phòng Giáo dục cùng nhiều đơn vị trong huyện cũng khen thưởng, động viên trước hành động đẹp của em.

nam-sinh-moc-rac-mieng-cong

Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành, chia sẻ việc làm của Đạt có ý nghĩa bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trong việc xử lý rác. Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng hành động của em rất đáng trân trọng, cần nhân rộng cho học sinh toàn huyện.

nam-sinh-moc-rac-mieng-cong

Cậu bé Phạm Trọng Đạt vẫn vô cùng khiêm tốn và rụt rè khi cho biết em hay móc rác miệng cống như vậy sau trường và trên đường đi học về để cho nước chảy chứ không suy nghĩ gì lớn lao. Em cũng cảm ơn thầy cô và mọi người đã quan tâm và hứa sẽ tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội.

Theo ngoisao

Xem thêm

  • Bí mật về “bức tường năm 9 tuổi” đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ
  • Hành vi tuổi teen – đâu là ranh giới cha mẹ nên bỏ qua và không nên bỏ qua?
  • Nam sinh Trung Quốc và bài văn cảm động về người mẹ đến Vũ Hán chống dịch Corona

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Gia cảnh nam sinh móc rác miệng cống: Thiếu thốn tình cảm bố mẹ từ nhỏ, lớn lên cùng ông bà ngoại
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it