Dựa vào những mốc phát triển của trẻ em, bố mẹ có thể phát hiện trẻ có tự kỉ hay không. .Ví dụ như trẻ 6 tuổi chưa biết cười đáp lại người khác chính là một dấu hiệu bất thường.
Mỉm cười
Mỉm cười là một cột mốc phát triển mà hầu hết trẻ sơ sinh đạt được khi chúng được sáu, bảy hoặc tám tuần tuổi. Bé có thể mỉm cười phản xạ hoặc mỉm cười để đáp lại điều gì đó.
Nếu đến 6 tháng tuổi bé chưa cười đáp lại hành động của người khác thì sẽ là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ.
Cười
Khoảng 14 đến 18 tuần tuổi bé sẽ biết cười.
Lật
Bé bắt đầu lật khi được 6 tháng tuổi. Nếu bé ít được nằm sấp, bé sẽ biết lật muộn hơn. Bé cũng sẽ biết ngồi và bò chậm hơn các bé khác.
Ngồi thẳng
Bé sẽ bắt đầu biết ngồi từ khoảng 5,5 đến 7 tháng tuổi. Bé cũng sẽ biết ngồi chậm hơn nếu bố mẹ không thường xuyên cho bé nằm sấp.
Đứng với sự hỗ trợ
Bé sẽ biết đứng khi bám vào ai đó hoặc vật nào đó từ khoảng 6,5 đến 9 tháng tuổi. Đến lúc này, chắc chắn bé sẽ biết đi lại và chạy rất sớm.
Tuy nhiên, trẻ chỉ tự mình đứng được khi bé được 8 đến 10 tháng tuổi.
Bước đầu tiên, mốc phát triển của trẻ em quan trọng
Từ 11 đến 15 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu biết đi. Dù bé bước đi khi vẫn phải bám hay bé tự đi, bé tự giữ thăng bằng hay chỉ vo tình bước đi, hầu hết trẻ sẽ đều bước đi tốt trong khoảng thời gian này.
Vẫy tay chào
Hầu hết em bé sẽ biết giơ tay tạm biệt khi được khoảng 7 đến 14 tháng tuổi. Mặc dù động tác này thường chỉ được coi là một trò thú vị, nhưng thực ra nó là mốc phát triển quan trọng.
Hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ hoặc rối loạn phát triển khác nếu con bạn không vẫy tay chào, chỉ hay vươn tới mọi thứ khi bé được mười hai tháng tuổi.
Tay thực hành được thế càng cua
Thế càng cua là sự phối hợp của ngón tay trỏ và ngón cái để nắm khóa kéo, nhặt một đồng xu hoặc cầm bút chì. Khoảng 7 đến 11 tháng tuổi, bé có thể thực hiện động tác này.
Chơi trò chơi bắt chước người khác
Bé sẽ bắt chước hành động của người khác khi được 10 đến 18 tháng tuổi. Bé cũng bắt đầu bắt chước công việc nhà của bố mẹ hư quét nhà vào khoảng 18 tháng.
Chơi giả vờ sẽ trở nên phức tạp hơn khi con bạn lớn lên. Ví dụ, con bạn giả vờ rằng mình là bác sĩ, lính cứu hỏa hoặc lái xe đua.
Nói những từ đầu tiên
Khoảng 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trước đó, bé sẽ nói những âm tiết đơn, thường xuyên bập bẹ. Không bập bẹ trước mười hai tháng được hầu hết các chuyên gia xem là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ hoặc rối loạn phát triển khác.
Chơi với người khác
Cùng nhau chơi một nhóm thường chỉ bắt đầu từ khoảng ba tuổi. Trước đó, hầu hết trẻ nhỏ chỉ ngồi chơi cạnh nhau.
Leo cầu thang
Khoảng 14 đến 22 tháng tuổi, bé bắt đầu biết bước lên cầu tháng. Nhưng bố mẹ không nên cho trẻ leo cầu thang một mình. Bạn nên dựng rào chắn ở cầu thang. Khi bé tự mở rào chắn này được, có lẽ bé đã sẵn sàng leo cầu thang một mình.
Chỉ vào hình ảnh
Bé biết chỉ vào hình ảnh từ khoảng 18 đến 24 tháng tuổi. Trước đó, bố mẹ vẫn có thể đọc sách cho bé nghe.
Ăn bằng thìa và nĩa
Ăn bằng thìa hoặc nĩa là một cột mốc quan trọng mà hầu hết trẻ em đạt được từ 13 đến 21 tháng tuổi. Khi đó, bé sẽ không thích được người khác cho ăn nữa.
Đi xe ba bánh
Khoảng 3 tuổi bé có thể tập xe ba bánh. Sau đó, đến 4 tuổi bé sẽ có thể tập đi xe đạp hai bánh.
Đếm
4 đến 5,5 tuổi, bé sẽ biết đếm. Nếu bé không thể đếm, viết tên, nhận dạng chữ cái, thời gian chú ý ngắn,… bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
Viết
Hầu hết trẻ em có thể viết và đánh vần tên của chính mình khi chúng được năm tuổi, đó là lúc chúng bắt đầu đi mẫu giáo.
Xây dựng khối tháp
Khoảng 2 đến 3 tuổi, bé có thể xây dựng các khối tháp. Trò chơi này là một thử nghiệm sự phát triển rất quan trọng.
Mặc quần áo
3 đến 4,5 tuổi, bé có thể tự mặc quần áo mà không cần giúp đỡ.
Buộc dây giày
Khoảng 5 tuổi, bé nên biết cách thắt dây giày.
Bố mẹ có thể nhận thấy mỗi mốc phát triển của trẻ em có khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm. Nếu con của người khác đã biết vẫy tay tạm biệt từ 7 tháng, con bạn có thể phải tới 14 tháng mới biết làm điều đó. Vì thế, đừng nên so sánh với những đứa trẻ khác bố mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!