Mẹ chồng nàng dâu – mối quan hệ từ xưa đã không mặn mà gì. Nhưng không phải tất cả đều giống như vậy. Vẫn có những trường i ngoại lệ dễ thương.
Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Đó là câu nói của người Việt xưa. Ý nói lái trâu, hay rộng ra là người làm nghề buôn bán nói chung, thì chả tin được. Cái tư duy này, không chỉ bắt nguồn từ một nền văn minh nông nghiệp “dĩ nông vi bản”, mà còn từ thực tế kiểu buôn bán làng xã ăn xổi, gian dối, chụp giật của nhiều người làm kinh doanh ngày trước.
Mẹ chồng, nàng dâu, mối quan hệ cũng vậy. Nhưng vẫn có ngoại lệ.
Chăm lo đến từng thứ nhỏ nhất của gia đình con
Một trong những mối quan hệ phức tạp nhất
Mạng xã hội những ngày qua “dậy sóng” trước câu chuyện của một gia đình. Theo chia sẻ, ngay từ khi con trai chưa lấy vợ, mẹ đã chăm lo từng chút một.
Mẹ bảo: “Không ai hoàn hảo cả! Cứ ở riêng cho thoải mái. Vì sớm muộn gì mẹ với con dâu cũng mâu thuẫn”. Xong, mẹ xây cái nhà trên mặt đường cho con trai.
Đến khi lấy vợ, lại lo thêm gánh nặng cơm áo gạo tiền không tránh khỏi bất đồng. Cứ đi có việc gì hay sắm sửa gì là mẹ lại cho tiền. Có lúc cũng bí thật nên cũng mượn tạm rồi trả nhưng mẹ lại chả lấy nữa.
Mẹ chạy ngược xuôi lên nấu cơm dọn nhà cho, dần dần thành quen. Bà nấu cả nhà cùng ăn cứ ăn xong lại về nhà cũ, nên khoản cơm cháo vợ chồng cũng nhàn.
Mẹ còn dẫn cả con dâu đi mua sắm. Đồ mặc hàng ngày, đồ bầu, chống nắng…
Nhìn con dâu có bầu ngồi giặt quần áo cũng khó nên mẹ mua cho máy giặt về giặt luôn. Mẹ được cái tâm lý lên cứ dọn dẹp nhà suốt. Có lúc hai vợ chồng giận nhau. Mẹ cũng kiếm cớ chuyện vui ngăn cho hai đứa vui, rồi thì khuyên đủ thứ.
Đến chăm từng giấc ngủ, sinh hoạt cho con dâu
Hình ảnh cực kỳ hiếm gặp
Nếu nói bà mẹ chồng này chỉ là số hai thì chắc chẳng ai dám số một.
Bài viết chia sẻ, vợ nôn từ lúc có bầu đến bây giờ. Cũng đi viện vài lần, rồi lại suy nghĩ buồn phiền. Trước lúc lên Hà Nội khám, mẹ lúc nào cũng dặn dò đời sống là mấy cứ kệ đi ăn uống nhiều vào, cứ vô tư mà sống, không ai biết trước được đâu.
Ngày nghỉ lễ 2/9, vợ lại ốm vào viện nôn liên tục cả ngày. Phòng toàn nữ, nhiều lúc chồng phải ra ngoài. Thấy mẹ mua hết đồ sinh hoạt để ở tủ rồi hứng bô cho vợ nôn, vợ tè, lại đổ lại dọn, lại xoa bóp cho vợ, rồi đút cơm cháo cho vợ ăn, đêm mẹ vật vờ không ngủ được…
Về làm dâu chưa khi nào mẹ và vợ va chạm. Mẹ coi con dâu như con cái trong nhà, xét nét con dâu chỉ làm khổ con trai mình. Ngày xưa mẹ cũng từng đi làm dâu, cũng từng chịu cay đắng, nên mẹ hiểu. Phận đàn bà bao giờ cũng thiệt thòi, sướng khổ hơn nhau ở tấm chồng tốt. Con cứ coi đó là may mắn, làm động lực mà sống cho vui vẻ, hạnh phúc là được.
Nhiều lúc cứ trêu vợ là con gái bia của mẹ. Vợ lại cười tủm…
Kinh hoàng mẹ chồng nàng dâu
Rất ít mẹ chồng chịu hiểu con dâu và ngược lại
Không phải ai cũng may mắn như cô vợ trên. Rất nhiều người đi làm dâu phải chịu cảnh cay nghiệt. Thậm chí, chính những lời nói suýt giết chết mạng người. Chuyện kể từ một bài viết khác trên mạng xã hội
“Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm mới có con. Tôi phải đi công tác xa khi vợ mới sinh. Mỗi tháng tôi chỉ về được các ngày cuối tuần, có tuần bận quá còn không về được. Xa nhà, tôi nhớ vợ nhớ con lắm, nhưng lực bất tòng tâm. Tháng thứ 2 con tôi đã viêm phế quản. Tháng thứ 3 thì sốt co giật. Mẹ tôi liên tục gọi điện ca thán, chê bai con dâu vụng về, nuôi con chậm lớn, ít sữa mà sữa loãng.
Tối hôm ấy, con quấy khóc tôi thấy vợ bật dậy dỗ con còn tôi vẫn mơ màng ngủ. Một lát sau, bỗng dưng tôi bị giật mình tỉnh giấc, thấy vợ vẫn ngồi ở góc phòng, liên tục tát vào mặt và khóc, rồi cô ấy lừ đừ bước ra ban công, loay hoay định trèo lên. Tôi lao như tên bắn ra ôm chặt vợ. Suýt nữa thì cả hai rơi xuống đất.
Tôi lôi vợ vào giường, vừa ôm vừa dỗ dành, cô ấy cứ vừa khóc vừa sỉ vả chính mình. Những lời mẹ tôi nói với tôi qua điện thoại tôi đã thấy mệt mỏi. Vợ tôi phải nghe những câu cay nghiệt hơn nhiều.”
Lời kết
Vậy đấy! Phụ nữ hơn nhau tấm chồng. Còn nàng dâu hơn nhau ở chỗ mẹ chồng có tâm lý hay không. Hy vọng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ ngày càng bớt mệt mỏi và tìm được tiếng nói chung
Theo Eva
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!