Mẹ bầu dùng thuốc xịt mũi liệu có an toàn cho thai nhi? Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo bạn nên cẩn thận với việc sử dụng thuốc xịt mũi khi mang thai bởi một số thành phần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như dưới đây.
Thành phần thường thấy của thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi xuất hiện trên thị trường chăm sóc sức khỏe từ khá sớm, với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Thường thì chúng sẽ được đóng thành dạng chai có vòi xịt bắn ra tia nước rất nhỏ và phần lớn thuốc xịt mũi đều điều trị được các vấn đề trong khu vực mũi – xoang.
Thông thường thuốc xịt mũi giúp tác động trực tiếp vào niêm mạc mũi, giúp thuốc thấm nhanh hơn và làm sạch mũi rất hiệu quả.
Tuy nhiên các loại thuốc xịt mũi steroid thông dụng hiện nay còn chứa các thành phần như: mometasone furoate, fluticasone, … Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và đúng cách, người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc này đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc này thường không có tác dụng tức thì mà cần đến vài ngày, thậm chí 1 tuần mới phát huy hiệu quả nên người bệnh cần kiên trì và điều trị tích cực.
Cũng vì phải dùng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả nên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nhất là trên tuyến thượng thận.
Mẹ bầu dùng thuốc xịt mũi có an toàn cho thai nhi không?
Như đã nói ở trên, thuốc xịt mũi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chỉ bệnh chứ không thể trị bệnh tận gốc, nếu lạm dụng thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Do đó, nếu mẹ bầu dùng thuốc xịt mũi trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc sai cách, kém chất lượng, không theo chỉ định của bác sĩ thì cũng có thể gây hại tới sức khỏe của thai nhi.
Sử dụng thuốc xịt mũi sai cách gây nguy hại như thế nào cho thai nhi?
Theo một số nghiên cứu, một vài hoạt chất có trong các loại thuốc xịt mũi không kê toa có thể có liên quan đến việc gia tăng các nguy cơ dị tật ở thai nhi. Trong đó bao gồm:
- Phenylephrine (dùng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề, sốt) dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến trẻ sơ sinh tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim hơn gấp 8 lần.
- Pseudoephedrine thường dùng trong điều trị các bệnh mắt, tai mũi họng làm gia tăng nguy cơ mắc khuyết tật ở các chi hơn 3 lần.
- Imidazolines trong thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt có thể tăng nguy cơ kết nối bất thường giữa khí quản và thực quản cao gấp hai lần.
Với những lý do trên, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng thuốc xịt mũi vì đây là loại thuốc không qua đường uống. Tuy nhiên bạn cần lưu ý các yếu tố sau khi dùng thuốc:
- Không sử dụng thuốc xịt mũi chứa thành phần gây hại cho thai nhi như thuốc nhỏ mũi Otrivin, Vibrocil, Sudafed, Sinutab, phenylephrine hydrochloride, …
- Chỉ sử dụng thuốc xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc xịt mũi kéo dài. Với một số loại thuốc có thể chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày hoặc ít hơn thời gian này thì càng tốt.
Cách chữa tự nhiên cho mẹ bầu bị nghẹt mũi mà không cần dùng đến thuốc xịt mũi
1. Nhỏ nước muối sinh lý
Nếu cảm thấy nghẹt mũi và khó chịu thì bạn có thể sử dụng nuối muối sinh lý. Dùng lọ nhỏ rồi nhỏ vào hai bên cánh mũi một vài giọt. Sau đó lấy tay day day hai cánh mũi. Cách này sẽ giúp bạn mau chóng khỏi nghẹt mũi.
2. Sử dụng máy phun sương
Một chiếc máy phun sương loại mini (thường không quá đắt) để tăng thêm độ ẩm cho không khí. Nhờ đó mà mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Uống nước hành tây hấp
Thành phần kháng khuẩn trong hành tây rất hữu ích với những người bị cúm. Do đó, nếu mẹ bầu bị nghẹt mũi kèm theo sổ mũi, ho thì chỉ cần dùng một củ hành tây.
Sau đó thái lát mỏng và đem hấp cách thủy. Uống nước hấp hành tây từ 1-2 lần/ngày có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình hình.
4. Xông hơi
Bạn có thể sử dụng các loại lá thảo dược rồi đun sôi. Dùng khăn bông chùm kín và xông hơi từ nồi lá đó. Đây là cách dân gian nhưng rất hữu hiệu với tình trạng nghẹt mũi.
5. Chế độ dinh dưỡng
Để cải thiện khả năng miễn dịch, mẹ bầu nên tăng cường ăn rau củ quả, đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, …
Nhìn chung, mẹ bầu dùng thuốc xịt mũi sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tình trạng nghẹt mũi khi mang thai kéo dài và mẹ bầu có biểu hiểu sốt cao, đờm nhiều, người mệt mỏi thì tốt nhất là nên đi khám để bác sĩ có cách điều trị phù hợp, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!