Tại sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối? Đâu là cách khắc phục tình trạng này?

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối có thể đến từ những nguyên nhân thông thường hoặc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy những nguyên nhân đó là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Hãy đọc bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có 2 nguyên nhân làm mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối. Nguyên nhân thứ nhất đến từ những vấn đề thường gặp khi mang thai như: rạn da, thay đổi nội tiết,... Trong khi đó, nguyên nhân thứ hai đến từ các bệnh lý như: bệnh trĩ, viêm đường tiết niệu,... khiến vùng kín của mẹ bị ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bệnh nhẹ, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách tại nhà như: chăm sóc vùng kín đúng cách, dùng kem dưỡng ẩm và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Triệu chứng vùng kín bị ngứa trong 3 tháng cuối
  • Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối
  • Các biện pháp khắc phục tình trạng ngứa vùng kín

Triệu chứng vùng kín bị ngứa trong 3 tháng cuối

Ngứa vùng kín là tình trạng thường gặp ở các mẹ khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ thường bị ngứa ở 2 bên kẽ háng, khu vực lông mu, cửa mình hoặc hậu môn. Hầu hết, các cơn ngứa chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đôi lúc, tình trạng này xuất hiện nhiều hơn, liên tục cả ngày và đêm. Dưới đây là một số những biểu hiện đi kèm với cơn ngứa mà mẹ cần biết:

  • Nổi rôm sảy, mẩn, mụn mủ hoặc mụn nước
  • Vùng kín xuất hiện nhiều vết lằn kỳ lạ giống như sẹo
  • Đau rát vùng kín
  • Khí hư, huyết trắng xuất hiện nhiều
  • Cảm giác châm chích trong da
  • Vùng kín có mùi hôi, ẩm ướt

Khi có những triệu chứng trên, mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý và điều trị phù hợp.

Bạn có thể chưa biết:

Hướng dẫn cạo lông vùng kín trước khi đi sinh

Mẹ bầu có nhất thiết phải cạo lông vùng kín trước khi đi đẻ không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối

Các nguyên nhân thông thường

1. Rạn da

Trong những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của thai nhi cộng với cân nặng của mẹ làm cho làn da bị rạn nứt ở nhiều nơi, thậm chí là da ở vùng kín. Làn da ở những khu vực như lông mu, mông, háng bị căng quá mức dẫn đến cảm giác ngứa râm ran và xuất hiện các lằn da màu nâu đỏ hoặc hồng trông như vết sẹo.

Rạn da là nguyên nhân làm mẹ bầu bị ngứa vùng kín

2. Nội tiết tố thay đổi

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín trong tam cá nguyệt thứ 3. Nội tiết tố thay đổi làm mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm và ngứa ngáy.

3. Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Vì nội tiết tố bị rối loạn nên tuyến mồ hôi ở các vùng như dưới háng, môi lớn hoạt động nhiều hơn trong thời gian mang thai. Do đó, vùng kín luôn bị ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ tấn công làm nổi mẩn ngứa và gây rôm sảy.

4. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 không chỉ gây ngứa vùng kín mà còn ở những khu vực khác trên cơ thể. Một số những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết cơ thể bị thiếu vitamin B12 là: táo bón, chán ăn, khó thở, chóng mặt,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh gây ngứa vùng kín

1. Viêm nang lông vùng kín

Từ tháng thứ 4 trở đi, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm nang lông vùng kín, đặc biệt ở những khu vực có lông. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hoặc việc vệ sinh vùng kín không được chú trọng. Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy, bệnh viêm nang lông vùng kín còn có các triệu chứng khác như: đau rát da, mụn đỏ hoặc mụn mủ nổi xung quanh chân lông, tiết dịch, mụn bị vỡ làm vùng kín ẩm ướt.

2. Viêm âm đạo

Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm tấn công vào da, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm vùng kín. Cơn ngứa do bệnh gây ra thường có xu hướng kéo dài, ngứa liên tục cả ngày và đêm. Bạn sẽ thấy vùng kín nổi mụn nhỏ li ti, sưng đỏ, ra nhiều huyết trắng, khí hư và có mùi hôi khó chịu.

3. Viêm đường tiết niệu

Thủ phạm gây viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu chính là vi khuẩn E.Coli. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong hoạt động tiểu tiện mà còn khiến vùng kín của mẹ bị đau rát, ngứa ngáy.

4. Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng mà nhiều mẹ thường gặp trong thời gian mang thai. Trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, sưng to và gây đau đớn khi đi cầu. Hơn nữa, nó còn tiết nhiều chất nhầy khiến cho vùng kín và hậu môn của mẹ bị ngứa.

Trĩ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các biện pháp khắc phục tình trạng ngứa vùng kín

Ở những tháng cuối thai kỳ, việc lựa chọn phương pháp điều trị phải hết sức thận trọng, vì bất kỳ một sai lầm nào cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Nếu bệnh không quá nặng, mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

1. Chăm sóc vùng kín đúng cách

Mẹ không nên dùng nước quá nóng hoặc sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Thay vào đó, mẹ nên dùng nước ấm, nước lạnh hoặc các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa vùng kín, mỗi ngày khoảng 3 lần.

Ngoài ra, bạn không nên thụt rửa vào sâu bên trong hoặc chà xát mạnh làm vùng kín bị tổn thương, nhiễm trùng. Để ngăn vi khuẩn tấn công vào âm đạo, bạn cần rửa vùng kín từ trước ra sau hậu môn.

Bạn có thể chưa biết:

Cẩm nang chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối để về đích vượt cạn an toàn

4 lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Dùng kem dưỡng ẩm

Nếu nguyên nhân gây ngứa vùng kín là da bị khô hoặc rạn, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm. Sản phẩm kem dưỡng nên có thành phần từ thiên nhiên như dầu ô liu, mật ong, nha đam,... để da luôn ẩm và ngăn sự phát triển của các vết rạn. Nhờ vậy mà vùng kín của mẹ đỡ ngứa ngáy và khó chịu.

Mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống

Trong sinh hoạt

  • Không nên mặc quần áo, đặc biệt là quần trong khi chưa khô hoàn toàn
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya hoặc làm thần kinh bị căng thẳng khiến nội tiết tố bị rối loạn
  • Không nên tắm nước quá nóng. Sau khi tắm xong, bạn nên lau khô người rồi mới mặc quần áo
  • Sử dụng quần áo thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, không bó sát vào người
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu làm vùng kín bị nóng và đổ mồ hôi

Trong ăn uống

  • Mỗi ngày ăn từ 1-2 hũ sữa chua để bổ sung lợi khuẩn giúp hạn chế táo bón, bệnh trĩ. Việc này làm cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh ở vùng kín.
  • Bổ sung rau và trái cây trong khẩu phần ăn
  • Dùng các thực phẩm như: dầu ô liu, cá béo, nghệ, tỏi giúp giảm ngứa, kháng viêm
  • Uống đủ nước để hạn chế tình trạng rạn da, khô da ở vùng kín, đồng thời giúp cơ thể thải độc
  • Hạn chế dùng các món ăn chứa nhiều chất béo, gia vị cay, đồ ngọt và thức ăn sẵn
  • Không nên ăn các thực phẩm làm cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn như: hải sản (tôm, cua,...), thịt đỏ hoặc các món ăn khiến mẹ bị dị ứng.

Qua bài viết trên, bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục khi mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối rồi đấy! Trường hợp các triệu chứng ở vùng kín trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp bạn mau khỏi bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le