Máu báo thai ra trong mấy ngày có lẽ là vấn đề nhiều chị em phụ nữ quan tâm, để có sự phân biệt với máu ra trong kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng máu báo thai cũng khá phổ biến và có một số điểm khác với máu hành kinh, chị em có thể nhận ra và phát hiện có thai kịp thời.
1. Máu báo thai xuất hiện khi nào?
Những vệt hay đốm nhỏ có thể là máu báo dấu hiệu mang thai
Sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, trứng được thụ tinh và khoảng 2-4 tuần sau thì máu báo thai sẽ xuất hiện. Máu báo thai hình thành do trứng được thu tinh thành công, di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, phôi thai trong quá trình làm tổ báo vào niêm mạc, khiến lớp này bị bong ra và gây nên hiện tượng chảy máu.
Chị em phụ nữ có thể nhận ra máu báo thai khi thấy xuất hiện ở đáy quần lót các vệt hay đốm máu có màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ, có thể đi kèm 1 chút dịch nhầy màu trắng và không có mùi. Khi thấy hiện tượng này, mẹ có thể sử dụng que thử thai hoặc các biện pháp thử thai khác để xác định mình có thai hay chưa.
2. Máu báo thai ra trong mấy ngày?
Nếu máu báo thai kéo dài, chị em nên lưu ý
Cũng như chu kỳ kinh nguyệt hay việc hành kinh, số ngày ra máu báo thai cũng khác nhau ở từng phụ nữ, tuỳ theo cơ địa, độ tuổi và số lần mang thai. Thậm chí ở cùng 1 người phụ nữ nhưng máu báo thai cũng có số ngày ra không giống ở những lần mang thai khác nhau.
Thông thường, máu báo thai chỉ ra trong khoảng 1-2 ngày với số lượng đều đặn mỗi ngày và ít hơn hẳn máu kinh nguyệt. Đây cũng là cách phân biệt việc ra máu báo thai hay báo dấu hiệu có kinh. Nhiều phụ nữ bị nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu hành kinh vì ngày ra cũng gần nhau. Tuy nhiên 2 loại ra máu này có nhiều điểm khác biệt từ thời gian ra máu, lượng máu cũng như màu sắc của máu.
Khi ra máu báo thai, đa số phụ nữ chỉ thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới và cơ thể hơi mệt mỏi, khó chịu chứ không đau dữ dội, co thắt hay căng cứng như khi hành kinh.
3. Máu báo thai ra nhiều, kéo dài có nguy hiểm không?
Đau bụng kèm theo ra máu báo hiệu nguy cơ sảy thai
Nếu máu báo thai ra ồ ạt, có màu đỏ tươi, kéo dài nhiều ngày, kèm theo đau bụng, mệt mỏi và sốt, mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai sớm hay thai ngoài tử cung, xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ,…
Khi thấy máu báo ra rồi ngưng, lặp đi lặp lại vài ngày, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là hiện tượng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm, cảnh báo việc sảy thai có thể diễn ra.
Lúc này việc mẹ cần làm ngay lập tức là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức, bởi có đến 70% ca trường hợp này vẫn có thể giữ con nếu tác động kịp thời.
Bên cạnh đó, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu thấy những mảng huyết dày, sẫm màu cùng chất nhầy có màu hơi hồng hoặc xám kèm theo chuột rút, đau bụng, đau lưng thì mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.
4. Lưu ý khi thấy máu báo thai
Máu báo có màu hồng nhạt hoặc nâu, không đỏ tươi
Khi phát hiện các vết máu ở vùng kín, có thể các chị em đều vô cùng hoang mang và lo lắng, việc cần làm nhất là:
- Giữ bình tĩnh, theo dõi lượng máu, máu sắc và lắng nghe cơ thể xem các phản ứng bên trong để phần nào phát hiện mình đang có thai hay là loại máu âm đạo nào khác.
- Sử dụng băng vệ sinh, dù có thể máu không nhiều, chỉ vài giọt. Vì dùng băng vệ sinh giúp khử mùi, bảo vệ vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ trong quá trình ra máu. Đồng thời, băng vệ sinh cũng hiển thị rõ màu sắc, lượng màu ra để bạn có thể theo dõi và nhận biết có phải là máu báo thai hay không.
- Theo dõi máu báo thai ra trong mấy ngày, nếu đúng chỉ 1-2 ngày thì sau đó có thể dùng que thử hay các biện pháp thử thai để xác định có em bé hay chưa. Nếu có thì sắp xếp lịch với bác sĩ phụ sản để được thăm khám và có sự chuẩn bị cho thai kỳ.
- Nếu máu báo thai kéo dài hơn vài ngày, lượng máu nhiều kèm theo sốt, mệt mỏi, đau bụng thì phải ngay lập tức đến bệnh viện ngay để tránh nguy hiểm.
Khi thấy máu báo, nên dùng que thử thai
Máu báo thai là một trong số dấu hiệu mang thai sớm xảy ra ở nhiều phụ nữ. Theo dõi số ngày ra máu báo thai có thể giúp phụ nữ xác định được cơ thể đang ở trong tình trạng như thế nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!