Cách lấy lại sữa mẹ đã mất? Mất sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm và cũng là nỗi lo lắng của các mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ những phương pháp giúp gọi lại nguồn sữa mẹ:
- Mẹ Kendy cùng những chia sẻ nỗi lòng khi không có sữa cho con bú
- Mẹ cần cài đặt lại niềm tin rằng mất sữa nhưng mình vẫn có thể lấy lại sữa cho con bú
- Nói lời cảm ơn bản thân hàng ngày để giúp mẹ có nhiều sữa
- Mẹ nên đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho quá trình cứu sữa của mình
- Kích sữa đúng cách sẽ giúp mẹ lấy lại sữa sớm hơn
- Cách chữa mất sữa sau sinh bằng mẹo dân gian
Ts.Bs Nguyễn Công Nghĩa, nguyên trưởng khoa sản phụ khoa Vinmec Times City “Hầu như tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là dưỡng chất cần thiết và quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Sở dĩ nói cần thiết bởi trong sữa mẹ có lượng protein, lipid, carbonhydrat và đủ các loại vitamin, khoáng chất…tất cả các chất dinh dưỡng này điều phù hợp và giúp ích cho khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ. Nói sữa mẹ quan trọng vì bên cạnh dưỡng chất, nó chứa nhiều kháng khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống được các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và hô hấp”.
Với những công dụng này, nếu mẹ phải đối mặt với tình trạng mất sữa thì phải làm sao? Hãy cùng xem qua những tâm sự của mẹ Kendy để hiểu rõ hơn về hành trình gọi lại nguồn sữa mẹ nhé!
Mẹ Kendy cùng những chia sẻ nỗi lòng khi không có sữa cho con bú
Là một bà mẹ nổi tiếng trong cộng đồng nuôi con bằng sữa mẹ, có thể hút sữa một ngày lên tới cả lít sữa cho các con lớn bé, tuy vậy mẹ Kendy cũng đã từng trải qua thời điểm khó khăn nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Chị tâm sự rằng, sau khi sinh bé Kendy 1 tháng, do nhiều sai lầm trong ở cữ như ăn uống sai cách, nghỉ ngơi không điều độ mà chị đã gần như bị mất sữa hoàn toàn.
Mặc dù đã uống khá nhiều các loại thuốc lợi sữa nhưng do nhận thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ chưa khoa học, niềm tin nuôi con từ sữa mẹ cũng chưa đủ mạnh mẽ nên chị gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc lấy lại sữa cho con.
Tự tin, đau buồn, căng thẳng vì nghĩ rằng mình không đủ khả năng để cho con bú là những suy nghĩ đã dằn vặt trong thời điểm chị bị mất sữa. Mình cũng không biết cách kích sữa cho mẹ mất sữa hiệu quả.
Trải qua nhiều năm nuôi con, giờ đây mẹ Kendy đã trở thành một trong những bà mẹ dày dặn kinh nghiệm để giúp cho những ai bị mất sữa sớm gọi được sữa về. Dưới đây là 4 chia sẻ kinh nghiệm quý báu về quá trình kích sữa đúng cách dành cho các mẹ đang bị “thiếu sữa” cho con.
1. Mẹ cần cài đặt lại niềm tin rằng mất sữa nhưng mình vẫn có thể lấy lại sữa cho con bú
Xin mẹ hãy tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình. Đừng dằn vặt quá lâu và luôn phân vân rằng, hình như mình không thể có sữa cho con. Càng suy nghĩ tiêu cực, tâm trí mẹ sẽ càng đóng đinh rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ là không thể.
Vì thế, hãy cài đặt lại tiềm thức của mình, hàng ngày tự nhẩm trong đầu rằng, mình hoàn toàn có thể làm tốt việc này. Nếu mình tin tưởng, sữa sẽ trở lại với mẹ và bé.
2. Mẹ nên đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho quá trình cứu sữa của mình
Việc đặt ra một con số cụ thể sẽ giúp mẹ dễ hình dung hơn về quá trình mình phải thực hiện. Nếu chỉ mơ hồ nghĩ rằng, mình cần có nhiều sữa nhưng không biết cần ở đây là bao nhiêu, mẹ đang thiếu từng nào thì mẹ sẽ khó lòng đạt đến thành công.
Mẹ có thể quan tâm:
Mỗi đích đến cần có một quá trình cụ thể. Vì vậy, mẹ hãy ngồi soát lại để biết rằng hiện tại con thiếu bao nhiêu lượng sữa mẹ và lấy đó làm hướng đi cho mình. Chẳng hạn, nếu hiện tại bé thiếu 500ml, 700ml hay thậm chí là 1000ml cho mỗi ngày thì mẹ hãy viết cụ thể ra. Rằng trong vòng từng này tuần mình phải kích lại được từng này sữa cho bé.
3. Nói lời cảm ơn bản thân hàng ngày để giúp mẹ có nhiều sữa
Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, mẹ hãy tự nói với bản thân mình. Rằng tôi cảm ơn vì cơ thể tôi đang sản xuất ra nhiều sữa hơn cho con bú. Điều này sẽ giúp mẹ có thêm tự tin và quá trình cứu sữa của mình.
Với những lời tiêu cực đến từ người xung quanh như “không thể kích sữa được đâu”, “cơ địa vốn đã ít sữa rồi”, … mẹ hãy cố gắng tạm thời bỏ ra một bên.
4. Kích sữa đúng cách sẽ giúp mẹ lấy lại sữa sớm hơn
Kích sữa khác với hút sữa. Hút sữa đơn giản chỉ là khi bầu ngực mẹ căng, con bú không hết thì mẹ có thể hút ra. Trong khi đó, kích sữa là giúp lượng sữa mẹ từ ít hoặc rất ít tăng lên dần dần để đến khi có đủ lượng sữa cho con ăn.
Mẹ cần hút sữa đều đặn theo cữ bú của con ở từng tháng tuổi
Chẳng hạn, khi bé 1 tháng tuổi, bình thường con sẽ bú từ 8-10 cữ thì mẹ cũng cần hút từ 8-10 cữ. Khi bé 3 tháng tuổi con sẽ bú trung bình 3 tiếng một lần, khi đó mẹ cũng cần hút 3 tiếng một lần, tầm 6-8 cữ, … Số cữ mẹ hút tương đương với số lần con bú sẽ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả nhất.
Mẹ đừng quên ghi chép lại tổng lượng sữa hút được sau mỗi ngày
Việc ghi chép lượng sữa hút được sau mỗi ngày sẽ giúp mẹ có cái nhìn bao quát hơn về hành trình cứu sữa của mình. Mẹ cũng nên lưu ý là khi hút sữa, thay vì cố gắng nhìn chằm chằm vào máy hút sữa thì hãy để tư tưởng thoải mái, nghĩ đến hình ảnh bé bú mẹ thật ngon lành hoặc xem phim, nghe nhạc, xem chương trình hài để có được cảm giác thư giãn nhất.
Uống một cốc nước ấm, sữa tươi ấm hoặc bột ngũ cốc trước khi hút sữa mẹ
Cơ chế sản xuất sữa chính là sử dụng nguồn năng lượng, dinh dưỡng và máu của mẹ. Cơ thể mẹ càng dự trữ được nhiều chất lỏng thì sữa sẽ càng về được nhiều hơn. Do đó, trước khi chuẩn bị hút sữa từ 15-20 phút, mẹ đừng quên uống nước ấm thật nhiều để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.
Mát xa bầu ngực giúp hút sữa mẹ dồi dào hơn
Đôi bàn tay nhẹ nhàng với các dây thần kinh khi mát xa lên bầu ngực sẽ giúp cơ thể sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động, đồng thời giúp đánh tan các cục sữa đông và khơi thông dòng sữa cho mẹ. Nhờ đó mà quá trình hút sữa sẽ thuận lợi và sữa ra cũng nhiều hơn.
Luôn hút sữa vào một thời điểm cố định trong ngày để cơ thể hình thành phản xạ tiết sữa
Mẹ cần hút sữa vào một thời điểm cố định trong ngày. Ví dụ sáng nay mẹ bắt đầu hút lúc 7 giờ sáng, tiếp đó là 10 giờ sáng, 13 giờ, … thì ngày mai mẹ cũng phải lặp lại y như vậy. Bắt đầu 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, … Qua nhiều ngày, đúng vào giờ đó, cơ thể mẹ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện để sản xuất sữa. Và chính xác khi vào giờ cố định đó thì sữa sẽ tự động chảy.
Thời gian hút sữa cũng rất quan trọng
Trung bình một em bé chỉ bú tầm 30 phút để vắt kiệt lượng sữa từ bầu vú mẹ. Chính vì vậy mẹ cũng chỉ nên hút sữa tối đa trong vòng 30 phút là đủ. Ban đầu mẹ hãy hút trong vòng 7-10 phút, sau đó nghỉ 3-5 phút. Mẹ có thể đứng dậy đi lại, uống thêm cốc nước hoặc sữa ấm, mát xa lại đầu ti rồi hút thêm 10 phút nữa nhưng không nên ngồi quá lâu với máy hút sữa. Điều đó sẽ làm mẹ dễ bị căng thẳng hơn.
Mẹ có thể quan tâm:
Tự nhiên mất sữa, mẹ phải làm sao? Cách kích sữa khoa học dành cho mẹ
Máy hút sữa không phải là thứ vô tri – Mẹ hãy làm bạn và cảm ơn máy hút sữa mỗi ngày
Nghe thật buồn cười đúng không các mẹ? Nhưng với mẹ Kendy, chị nói rằng máy hút sữa cũng giống như người bạn chân tình của mình vậy. Từ đáy lòng trong thâm tâm, khi bản thân mẹ tin tưởng vào máy hút sữa, trò chuyện với chính nó thì vô tình tư tưởng mình sẽ trở nên thoải mái hơn với công việc kích và hút sữa. Từ đó giúp tăng cường hoóc môn Ocytoxin, là yếu tố để tăng lượng sữa mẹ lên dồi dào.
5. Cách chữa mất sữa sau sinh bằng mẹo dân gian
Cải thiện mất sữa sau sinh bằng lá đinh lăng
Mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng bằng nhiều cách khác nhau như luộc, nấu canh hoặc nấu lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong 3 ngày kết hợp với massage cũng như nghỉ ngơi và cho con bú thường xuyên, mẹ sẽ thấy sữa chảy về. Ngoài ra, lá đinh lăng còn kháng viêm, giảm mệt mỏi, kích thích ăn ngon và trị tắc tia sữa. Đây là câu trả lời cho câu hỏi mất sữa làm cách nào lấy lại.
Cải thiện tình trạng bị mất sữa sau sinh bằng lá mít
Đây là phương pháp hiệu quả mà các mẹ bỉm sữa thường truyền tai nhau. Nếu sinh “hoàng tử” thì dùng 7 lá, sinh “công chúa” dùng 9 lá mít non. Sau đó, mẹ đun sôi kĩ lá cùng với nước sạch rồi làm theo 2 cách dưới đây:
- Nhúng lược vào nước lá mít và chải lên ngực từ xung quanh bầu đến núm ti.
- Đắp lên vú và chườm bằng khăn sữa của con đã nhúng nước lá mít còn ấm. Tiếp đến, mẹ đến đầu ti để loại bỏ vẩy mụn khô, cáu bẩn để thông tia sữa.
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi mất sữa làm cách nào lấy lại.
Nguồn tham khảo: Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- Mẹ ít sữa cho con bú – nguyên nhân vì đâu và giải pháp gọi sữa mẹ trở về
- Chia sẻ kinh nghiệm để sữa về ào ào, ướt áo dành cho mẹ sinh mổ
- 8 cách giảm đau núm vú khi cho con bú mẹ cần thuộc nằm lòng