90% phụ nữ tin rằng mang thai con trai mệt hơn con gái. Thế nhưng, liệu thực tế có phải là như vậy hay do người đời đồn thổi? Ở bài viết này theAsianparent sẽ giải mã nhanh các thắc mắc của bạn về vấn đề này!
Mang thai con trai mệt hơn con gái có đúng không?
Nghiên cứu của các bác sĩ Hoa Kỳ đã cho thấy mang thai con trai mệt hơn con gái không hoàn toàn đúng. Điều này được giải thích rằng, khi mang thai, việc siêu âm giới tính nam hay nữ chỉ mang tính dự đoán.
Không ai biết chắc chắn rằng thai nhi là bé trai hay bé gái. Do vậy, việc người mẹ bị mệt mỏi khi mang thai không phải do vấn đề giới tính của thai nhi.
Việc mẹ có mệt mỏi nhiều hay ít khi mang thai phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người mẹ. Tình trạng mệt mỏi khi có thai ở người mẹ có thể là do sự thay đổi nội tiết tố.
Sự thay đổi của nội tiết tố khiến cho mẹ bị đau đầu, đau bắp chân, chóng mặt, buồn nôn. Sự mệt mỏi này thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Đến tháng thứ 4 sự mệt mỏi sẽ vơi dần. Thậm chí một số mẹ bầu còn cảm thấy thoải mái, vui vẻ lạ thường khi thai đến tháng thứ 4.
Thời kỳ ốm nghén cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bị mệt mỏi. Ở thời kì này mẹ bầu luôn trong trạng thái buồn nôn, ăn uống không ngon.
Do vậy, cơ thể không đủ được nguồn dinh dưỡng cần thiết và dẫn đến uể oải. Nó hoàn toàn không liên quan đến việc mẹ mang thai con trai mệt hơn con gái.
Cách đối phó với sự mệt mỏi khi mang thai
Các mẹ nên thực hiện các biện pháp để đỡ mệt mỏi hơn khi mang thai. Những giải pháp sau đây sẽ giúp mẹ có thời gian mang thai tốt hơn:
Buồn ngủ hãy dành thời gian để nghỉ
Việc mang thai con trai mệt hơn con gái là không đúng. Do vậy, mẹ hãy biết lo lắng cho sức khỏe của mình. Bất cứ một khoảng thời gian nào trong ngày, cơ thể của mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ thì hãy đi nằm chợp mắt ngay.
Hai giấc ngủ ngắn vào tầm trưa và một giấc ngủ thật sâu vào tối muộn là điều cần thiết cho mọi mẹ bầu. Nếu như mẹ vẫn đang thực hiện các công việc thường ngày thì nên nghỉ ngơi chốc lát. Hãy đi lại vài bước trong không gian làm việc để cơ thể được phục hồi lại năng lượng.
Ngủ sớm, ngủ sâu, không dậy nhiều lần trong đêm
Thức khuya vốn được biết đến là tác nhân gây hại cho sức khỏe. Đối với mẹ bầu lại càng nguy hiểm hơn. Nếu thức khuya, hệ thần kinh của mẹ bầu sẽ bắt đầu trở nên căng thẳng và lượng oxy cho thai nhi bị giảm sút.
Ban đêm, mẹ nên đi ngủ từ lúc 9 giờ hoặc 10 giờ. Và giấc ngủ này nên kéo dài liên tục 8 tiếng. Mẹ không nên thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dậy nhiều lần trong đêm. Có rất nhiều mẹ thường có thói quen dậy đi vệ sinh vào ban đêm. Hoặc có những người dậy chỉ để ăn đêm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không tốt.
Các mẹ nên uống nước trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng. Và nên ăn bữa cuối cùng trong ngày trước 3 giờ khi đi ngủ. Như vậy, mẹ sẽ hạn chế được số lần đi tiểu và không bị đói vào ban đêm.
Chăm chỉ luyện tập thể thao
Nếu cơ thể của mẹ mệt mỏi đừng quên luyện tập thể thao mỗi ngày để duy trì một thể lực tốt, chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Các bác sĩ đều cho rằng việc tập luyện thể thao sẽ khiến cho mẹ bầu dễ sinh hơn.
Tập thể dục từ trước đến nay vẫn luôn được biết đến là điều cần thiết cho thai kỳ. Các mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
Các bài tập thể dục nằm ở mức độ vừa phải hoặc đi bộ thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ giải tỏa tinh thần của mẹ tốt hơn. Đồng thời nó cũng làm cho năng lượng cơ thể của mẹ dồi dào hơn.
Tóm lại, mang thai con trai mệt hơn con gái hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa của các mẹ. Do vậy, các mẹ thay vì lo lắng các vấn đề khác, hãy tập trung thực hiện các giải pháp bớt mệt mỏi đã đề cập trong bài viết nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!