Qua rồi thời thịt kho nghệ, canh rau ngót, mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường ngày nay phong phú hơn nhiều. Không chỉ lợi sức, lợi sữa, mâm cơm ở cữ thời hiện đại còn đa dạng, ngon mắt, ngon miệng. 7 mâm cơm ở cữ bên dưới sẽ là gợi ý giúp mẹ bỉm bớt đau đầu: “Hôm nay ăn gì?”.
Mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng
Sau sinh, cơ thể mẹ mất rất nhiều sức lực và năng lượng. Do đó, mâm cơm ở cữ của mẹ sinh thường hay sinh mổ cần đủ dưỡng chất.
- Chất đạm: thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà… Nhóm thực phẩm giàu chất đạm này có vai trò rất lớn trong quá trình hồi phục và lợi sữa.
- Chất béo: Chất béo được tìm thấy nhiều trong hạt chia, dầu oliu, phô mai, trứng, mỡ cá, … Ngoài ra, mẹ nên dùng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên để có tốt cho sức khỏe.
- Chất bột đường: Đây là một dưỡng chất quan trọng trong cơ thể người. Sau khi dung nạp vào cơ thể người, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể người, đồng thời giải phóng ra nhiệt lượng. Tinh bột có nhiều trong cơm, phở, cháo, …
- Chất xơ: Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…, hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ… đều chứa nhiều chất xơ. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Mẹ không nên kiêng khem quá mức
Ngay sau khi sinh 2-4 giờ, mẹ sinh thường nên được ăn cơm hoặc cháo, súp, trứng gà. Hoặc chế độ ăn đa dạng hơn, có thể ăn cháo móng giò, cháo cá chép, sữa thịt bằm… Hôm sau thì ăn cơm trắng với các món ăn nhiều dưỡng chất. Mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường không nên khác một bữa cơm bình thường hàng ngày.
Mẹ nên ăn uống bình thường, đủ bữa với đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến. Các bữa chính nên đa dạng, không trùng lặp, hoặc có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Bữa sáng, chị em có thể có ăn bánh mì với bơ, sữa chua, cốc sữa nóng. Khi hệ tiêu hoá đã làm việc tốt dần dần, mẹ nên chuyển về chế độ bình thường để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Chỉ số cân nặng của con là cách đánh giá dễ nhất việc mẹ có ăn uống đầy đủ các dưỡng chất. Cũng như nguồn sữa mẹ có tốt, chất lượng giúp con phòng tránh được bệnh tật và tăng cân đều.
Những lưu ý khác cho mẹ sinh thường
Đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ,… là những món mẹ nên tuyệt đối tránh. Món ăn cho mẹ ở cữ phải mềm, ấm. Ăn phải thức ăn lạnh, khó tiêu hóa, ít dầu mỡ, … sẽ gây kích ứng hệ tiêu hoá non yếu của cả mẹ và bé!
Để tránh tình trạng táo bón, mẹ nên ăn nhiều rau xanh và củ quả tươi để bổ sung vitamin. Mẹ đừng quên uống nhiều nước, đủ ngủ 8-9 tiếng/ngày để bài tiết sữa tốt hơn nhé!
Trong vòng 6 tháng sau sinh, mẹ không nên ăn thực phẩm cay nóng. Không chỉ sức khoẻ của mẹ bị ảnh hưởng, nguồn sữa cũng giảm chất lượng hẳn đi.
Caffeine là một chất mẹ nên tránh. Một lượng nhỏ đồ uống có caffein cũng có thể gây khó ngủ cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ đấy!
Thực phẩm nặng mùi, gia vị như tỏi, cà ri có khả năng tồn tại rất lâu trong sữa mẹ. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí bỏ bú vài ngày.
Lá lốt, rau bạc hà, mì tôm, đồ uống có ga, dưa chua cà muối… là những thực phẩm gây ít sữa, mất sữa hoàn toàn. Tuyến sữa của mẹ giảm dần hoặc mất hẳn nguồn sữa, buộc mẹ phải cai sữa sớm.
Gợi ý 7 mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường
Dưới đây là 7 mâm cơm gợi ý cho mẹ vừa lợi sữa, vừa lợi sức sau sinh. Nếu những ngày đầu, chưa thật sự khoẻ mạnh, mẹ có thể nhờ nội, ngoại hoặc ông xã nấu giúp. Sau đó, khi đã cứng cáp, mẹ có thể “muốn ăn” gì thì “lăn vào bếp” được rồi!
Còn gì thích thú hơn khi những ngày ở cữ được tận hưởng những mâm cơm giàu chất sắt, đầy bổ dưỡng như thế này, mẹ nhỉ?
Hy vọng 7 mâm cơm ở cữ cho mẹ sinh thường “chuẩn không cần chỉnh” bên trên sẽ giúp mẹ sớm hồi phục. Chúc mẹ mau khoẻ, có nhiều sữa cho bé phát triển toàn diện!
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì để cơ thể mau chóng phục hồi?
- Điểm danh những loại trái cây thích hợp cho mẹ sinh mổ
- Sinh mổ có được ăn thịt gà không? – Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng