Ly hôn đơn phương là điều không ai mong muốn cả. Nói thật, có ai ở trên đời này muốn gia đình mình tan vỡ, con cái khổ sở vì không có cha mẹ?
Hôn nhân là đích đến của các cặp đôi yêu nhau. Cuộc sống hôn nhân có nhiều thăng trầm. Nếu vợ chồng cùng chia sẻ, cảm thông, tôn trọng, giữ gìn vun vén, cuộc sống hôn nhân mới hạnh phúc được.
Tuy nhiên, theo các thống kê hiện nay về cuộc sống hôn nhân thì tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam ngày càng tăng. Một trong số nguyên nhân đó cũng chính do hai bên bất đồng quan điểm, do bạo lực gia đình, do ngoại tình, do không có sự tôn trọng chia sẻ…và rất nhiều lý do khác khi hai bên chung sống vợ chồng với nhau.
Vậy, khi đã đến bước đường cùng này rồi, đành phải ly hôn thôi… dù cho đối phương có đồng ý hay không.
Ly hôn là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 5, Khoản 13, Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình thì các khái niệm hôn nhân là gì? Kết hôn là gì? Thời kỳ hôn nhân là gì? Ly hôn là gì? được nêu chi tiết như sau:
Ly hôn là điều không ai mong muốn
“1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”.
”5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
”13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.
”14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Ly hôn đơn phương là gì?
Còn ly hôn đơn phương? Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng muốn yêu cầu giải quyết ly hôn theo ý chí của một bên mà tiến hành để hòa giải tại cơ quan Tòa án nhân dân không thành thì khi đó Tòa án sẽ thực hiện giải quyết cho hai bên ly hôn nếu như có các căn cứ về tình trạng hôn nhân giữa vợ, chồng có các hành vi như bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng để dẫn đến đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng rất trầm trọng, cuộc sống chung không thể tiếp tục kéo dài thêm và mục đích về hôn nhân giữa cả hai không đạt được.
Đơn phương ly hôn có nhiều lý do và thủ tục
Trong trường hợp vợ hoặc chồng mà mất tích theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015 và được tòa án tuyên bố mất tích theo đúng quy định pháp luật hiện hành của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 mà người còn lại có yêu cầu để tòa án giải quyết cho ly hôn thì theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong mối quan hệ hôn nhân này.
Thủ tục ly hôn đơn phương
Để ly hôn thuận lợi, bạn nên hiểu rõ về thủ tục và thời hạn tiến hành giải quyết ly hôn.
Quyền ly hôn và căn cứ ly hôn đơn phương
+ Về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
+ Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện về tình trạng vợ chồng mẫu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được.
Thủ tục, Hồ sơ xin ly hôn đơn phương
Cần nắm vững thủ tục và quy trình ly hôn
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực)
+ Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện
Trình tự, thủ tục, thời gian xin ly hôn đơn phương
+ Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc
+ Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án
+ Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
+ Thời hạn xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
+ Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử
Nếu các cặp đôi đã có con rồi thì ai nuôi?
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
Con cái sẽ là người khổ nhất sau ly hôn
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Lời kết
Cãi nhau luôn đẩy xa người đối diện
Gặp nhau ở kiếp này là duyên. Đến được với nhau lại là phận. Tu 3 kiếp mới được làm vợ chồng. Vậy nên, trước khi đặt bút ký vào đơn ly hôn hoặc yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn, hãy cân nhắc thật kỹ. Nếu không phải vì bạn thì hãy nghĩ về con cái sau này nữa nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!