Mang thai trước khi ly hôn không biết là họa hay là phúc. Bởi cái thai đó có thể sẽ là cứu cánh cho cả cuộc hôn nhân mà cũng có thể sẽ là thảm họa.
Là vợ, là chồng, ai chẳng mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Nhưng có những điều không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mình. Sẽ ra sao nếu bạn lỡ lấy phải một người chồng nghiện rượu? Hoặc người suốt ngày chỉ thích đánh vợ, đập con, lô đề, cờ bạc? Phải làm gì khi vợ của bạn là một người nghiện cờ bạc, hút thuốc, lẳng lơ…
Không ai nói trước được điều gì cả. Và nhất là khi quan hệ với nhau, việc mang thai lại càng khó kiểm soát. Sẽ ra sao nếu bạn mang thai trước khi ly hôn?
Mang thai trước khi ly hôn: Là họa hay là phúc?
Việc mang thai trước khi ly hôn là một trong những điều kỳ lạ mà thượng đế mang lại. Có hai cách lý giải về vấn đề này.
Thứ nhất, đối với những cặp vợ chồng không có con và hôn nhân đang bên bờ vực thẳm. Việc thượng đế ban cho một món quà trước khi hai người chia tay là điều tuyệt vời nhất. Bởi chắc chắn, việc không có con sau khi kết hôn một thời gian đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cả hai. Việc có một đứa bé trong nhà là phúc. Bởi tiếng trẻ con có thể át được tiếng cãi nhau của hai vợ chồng. Cả hai có nhiều thứ phải lo hơn là đi cãi nhau.
Mang thai trước khi ly hôn có thể là một dấu hiệu
Thứ hai, thường hai người trước khi ly hôn, nếu còn chút nào đó tình cảm với nhau thì sẽ ngủ với nhau lần cuối cùng. Một lần cuối cùng đó lại là định mệnh và một sinh linh được hình thành. Để rồi sau đó, người phụ nữ vẫn có chút gì đó để níu kéo hoặc quyết định buông tay. Việc giữ hay bỏ hoàn toàn phụ thuộc vào người phụ nữ. Lúc này, nhiều người đàn ông tuyệt tình vẫn bỏ qua đứa con và nhất quyết ly hôn. Và có lẽ, phép thử của thượng đế giúp cho người vợ thấy được con người thật của chồng. Từ đó, họ sẽ không còn đắn đo gì với quyết định của mình nữa.
Vậy đấy, là họa hay là phúc, có lẽ chỉ bố mẹ mới là người quyết định được. Nên nhớ rằng, khi đã quyết định ly hôn thì người thiệt thòi nhất chính là con cái.
Mang thai trước khi ly hôn – về phương diện pháp luật
Pháp luật đề cao quyền con người. Đó cũng là lý do việc mang thai trước khi ly hôn được quy định rất rõ. Không phải cứ làm người ta có bầu rồi chạy làng được.
Về quyền yêu cầu ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, pháp luật chỉ áp dụng quy định trên với người chồng.
Khi vợ mang thai, chỉ có vợ mới được quyền ly hôn với chồng
Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật này thì có quyền yêu cầu ly hôn.
Mang thai trước khi ly hôn: Nếu buộc phải ly hôn thì sao?
Ly hôn là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu bắt buộc, bạn vẫn phải thực hiện điều đó thôi. Để ly hôn cần có những giấy tờ sau.
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
(Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi qua đường Bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).
Về đăng ký khai sinh cho con
Theo quy định, chỉ trong trường hợp không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh mới được để trống (khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Nếu vẫn xác định được cha thì vẫn phải ghi vào.
Chia đôi ngả đường là điều không ai mong muốn
Về họ của cháu bé, điểm e mục 1 phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP quy định khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Vì vậy, nếu tập quán là đặt theo họ của người cha thì nếu muốn đặt theo họ mẹ, vợ phải thỏa thuận với người chồng.
Về việc nuôi con
Điều 82 – Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Lời kết
Nếu có thể, đừng làm con mất cha trước khi nó ra đời
Mang thai trước khi ly hôn là một thử thách. Đó sẽ là chặng đường dài mà người phụ nữ mang nặng đẻ đau một mình. Hoặc cũng có thể, nó sẽ là cứu cánh cho cuộc hôn nhân đổ vỡ của bạn. Chúc bạn không bao giờ phải ký vào tờ ly hôn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!