Thuyết trình là một cách tuyệt vời để tăng sự tự tin của con bạn.
Đứa con 4 tuổi của tôi được dạy thuyết trình một lần hai tuần và bé rất thích nó. Cho đến gần đây, tôi nghĩ rằng việc thiếu chương trình dạy thuyết trình là giới hạn trong giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, các trường tiểu học với tiệu chí không thi tuyển cuối cấp cho học sinh lớp 1 ở Singapore đã bắt đầu bao gồm chương trình thuyết trình và thi viết trong phần đánh giá năng lực trẻ.
Thuyết trình có một số lợi ích tuyệt vời cho trẻ nhỏ, bao gồm:
- Phát triển phát âm: thuyết trình là cơ hội cho con của bạn sử dụng ngôn ngữ, tư duy khái niệm và kỹ năng kể chuyện để sau đó phát triển thành các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
- Phát triển kỹ năng tình cảm: Có cơ hội chia sẻ những thứ như sở thích, cuộc sống gia đình, niềm vui và cuộc đấu tranh của mình sẽ giúp con bạn nuôi dưỡng những kỹ năng cảm xúc của mình.
- Phát triển kỹ năng nghe: Bằng cách được đặt trong chương trình và nói với cấu trúc, trẻ em học cách tôn trọng và lắng nghe khi người khác nói.
Chúng ta có thể học được từ đất nước Singapore và các trường học của họ trong cách dạy trẻ thuyết trình. Các chủ đề thuyết trình ở các trường tiểu học ở Singapore thường được đưa ra khoảng 3-4 tuần trước đó.
Trẻ em thường không được phép đọc từ bất kỳ giấy ghi chú hoặc tài liệu đã được chuẩn bị từ nhà. Nói cách khác, buổi nói phải được thực hiện một cách tự phát … có nghĩa chuẩn bị vào phút chót là điều không thể.
Vì cha mẹ được khuyến khích giúp trẻ chuẩn bị cho chương trình thuyết trình, chúng tôi cung cấp cho bạn một số mẹo tuyệt vời mà sẽ giúp đứa con của mình thuyết trình tốt hơn!
Hướng dẫn con bạn … nhưng không viết chương trình thuyết trình cho bé. Khuyến khích bé sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình!
Giúp con bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình
- Khuyến khích con của bạn quyết định những gì bé muốn nói về chủ đề và sau đó giúp bé kết hợp lại. Ví dụ: nếu chủ đề của anh ấy là “Gia đình Tôi”, hãy khuyến khích con bạn lựa chọn hình ảnh đẹp của gia đình bạn và sau đó bạn có thể cùng bé xây dựng bức tranh về gia đình và làm cho nó thật đẹp.
- Đưa con của bạn tham gia vào việc chuẩn bị vật liệu. Điều này sẽ khuyến khích bé học cách nghiên cứu một chủ đề từ khi còn rất trẻ – một kĩ năng sẽ theo bé suốt quá trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và đại học.
- Dạy con của bạn làm thế nào để làm một bản đồ tư duy. Ví dụ, nếu bé nói về gia đình, hãy giúp bé bắt đầu bằng cách ghi lại những điểm như bao nhiêu người trong gia đình, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, sở thích yêu thích … Tiếp theo, hãy suy nghĩ về các khu vực này với nhiều chi tiết.
- Khuyến khích con viết xuống những suy nghĩ của mình về chủ đề và dùng từ ngữ của riêng mình càng nhiều càng tốt. Bạn có thể hướng dẫn bé khi cần thiết.
Đừng quên khuyến khích và khen ngợi con của bạn cho một công việc được thực hiện tốt, bất kể kết quả như thế nào!
- Cho con em quý vị biết cách sử dụng các cử chỉ bằng tay thích hợp để buổi thuyết trình của mình có vẻ tự nhiên.
- Gần ngày của buổi thuyết trình, để bé tập luyện trước gương. Bạn thậm chí có thể ghi âm lại lúc bé nói chuyện, cho bé xem lại và yêu cầu bé đánh giá bản thân mình.
- Giúp con quý vị chuẩn bị cho các câu hỏi của những đứa trẻ khác bằng cách hỏi các câu hỏi của chính mình và yêu cầu bé trả lời.
- Nếu con của bạn có kỹ năng giao tiếp hạn chế hoặc rất nhút nhát, hãy thảo luận với giáo viên xem liệu bạn có thể làm bài trình bày của mình theo một cách khác, chẳng hạn như thông qua một màn hình trình chiếu, hoặc thậm chí một video ngắn mà bé có thể ghi lại ở nhà.
Các bậc phụ huynh, hãy nhớ khuyến khích con em mọi lúc, đặc biệt là nếu bé ngại nói trước mặt người khác. Đừng quên hỏi bé xem buổi nói diễn ra thế nào và chúc mừng bé đã hoàn thành tốt!
Con của bạn có tập thuyết trình ở trường không? Chúng tôi muốn nghe từ bạn! Chia sẻ suy nghĩ và nhận xét của bạn với chúng tôi trong phần bình luận dưới đây. Thích trang của chúng tôi trên Facebook và theo dõi chúng tôi trên Google+ để cập nhật thông tin mới nhất từ vn.theAsianparent.com.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!