"Điểm mặt" 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lo lắng khi mang thai là điều hiển nhiên tâm lý mỗi người phụ nữ đều trải qua. Tất cả những gì mẹ muốn là một thai kỳ khoẻ. Tỷ lệ biến chứng thai kỳ không cao nhưng cũng khiến nhiều chị em suy nghĩ rất nhiều. Cùng tìm hiểu những điều khiến tâm trí thai phụ hay lo lắng nhé.

1. Bị sảy thai là lo lắng khi mang thai phổ biến nhất

Bác sĩ Karyn Morse tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, hầu hết các trường hợp mang thai thì thai nhi đều khỏe mạnh và ít hơn 20% là bị sảy thai. Cũng nên nhớ rằng hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Và nhiều phụ nữ thường không nhận ra họ đã thụ thai và không biết liệu có bị sảy thai hay không.

Sau khi bác sĩ có thể đo được nhịp tim thai (thường là khoảng 6 đến 8 tuần), nguy cơ sảy thai giảm xuống còn khoảng 5%. Vậy điều gì gây sảy thai? Thông thường, đó là do sự bất thường về nhiễm sắc thể ngăn cản thai nhi phát triển bình thường. Và sảy thai là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.

Nhưng mẹ cũng có thể giảm nguy cơ bằng cách không hút thuốc hoặc uống rượu và cắt giảm lượng caffeine.

2. Ốm nghén rất nhiều và mẹ sợ bé không nhận không đủ thức ăn

Hầu hết em bé trong bụng mẹ sẽ hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm mà mẹ ăn. Vì thế, ngay cả trường hợp mẹ chỉ tạm thời ăn được bánh quy và nước trái cây thì cũng không cần quá lo lắng khi mang thai.

Trừ khi bị bệnh đến mức bị mất nước nghiêm trọng và phải nhờ bác sĩ can thiệp thì ốm nghén sẽ không gây mất cân bằng dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ chỉ cần chắc chắn bổ sung đầy đủ vitamin và làm tốt nhất có thể. Hoặc mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn. Những bữa ăn nhỏ có xu hướng ít áp đảo hệ thống tiêu hóa. Và ăn thường xuyên hơn sẽ giúp thai phụ không bị cuồng ăn, đó là khi phụ nữ có xu hướng cảm thấy buồn nôn nhất.

3. Khá lo lắng rằng mình ăn không đúng cách và ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ ngày nay cảm thấy rất nhiều áp lực phải làm tất cả "điều đúng đắn" khi mang thai. Tiến sĩ Morse cho hay ngoài những điều cơ bản như ăn uống lành mạnh và uống vitamin trước khi sinh, các bà bầu ngày nay lo lắng về mọi thứ nhỏ nhặt nhất. Nhưng việc suy nghĩ, lo lắng thái quá trước mọi quyết định sẽ khiến bạn phát điên - và điều này là không cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ sản khoa thường sẽ dặn dò những việc làm và không nên làm trong kỳ khám đầu tiên. Và mẹ có thể hỏi về bất kỳ hay thắc mắc nào đang khiến mẹ trăn trở. Hãy nhớ rằng, không ai có thể làm theo mọi quy tắc và hướng dẫn một cách hoàn hảo.

4. Stress, căng thẳng và lo lắng khi mang thai sẽ làm tổn thương bé

Đối mặt với sự thay đổi hormone, kiệt sức và kế hoạch sinh con, hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy căng thẳng lo lắng không lúc này thì lúc khác. Nhưng những áp lực bạn đang trải qua hoàn toàn không có lợi.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy căng thẳng không liên tục có tác động tối thiểu đến thai nhi. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng cấp tính, nghiêm trọng (như mất việc hoặc gia đình có người thân mất) có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bé như sinh non. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn đối mặt và xử lý tình huống như thế nào.

Khi cảm thấy quá áp lực và lo lắng khi mang thai, hãy tìm cách bình tĩnh và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực này. Ví dụ như viết nhật ký, tập thể dục, tâm sự với chồng, nghe nhạc,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Lo sợ con bị dị tật bẩm sinh

Giống như nhiều bà mẹ khác, bạn rất hồi hộp chờ đợi kết quả ở mỗi lần khám thai để chắc chắn rằng em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nguy cơ em bé có bất kỳ dị tật bẩm sinh chỉ khoảng 4%.

Ngay cả khi xét nghiệm sàng lọc (như siêu âm) có thấy chút bất thường, điều đó không có nghĩa là có vấn đề. Hầu hết trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho làm thêm vài xét nghiệm khác để xác nhận rằng mọi thứ đều ổn.

Hãy uống vitamin tổng hợp với axit folic trước khi mang thai và bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh để giảm nguy cơ dị tật não và cột sống. Chị em cũng nên nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm khiến bạn lo lắng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn hợp lý dựa trên lịch sử gia đình, tuổi tác và tình trạng sức khoẻ của bạn, và giúp trả lời những câu hỏi lo lắng "nếu như" của bạn.

6. Lo lắng rằng mình sẽ chuyển dạ sớm

Điều này hoàn toàn nằm trong những điều khiến mẹ lo lắng khi tỷ lệ sinh non đang tăng đều đặn. Nhưng hơn 70% những đứa trẻ được sinh ra trong khoảng từ 34-36 tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ mang thai có thể làm một số điều để giảm nguy cơ sinh sớm như không hút thuốc hoặc uống rượu, kiểm tra sức khoẻ và bổ sung axit folic trước khi sinh.

7. Nỗi lo cân nặng sẽ không quay lại như cũ

Hầu như mọi phụ nữ mang thai trên hành tinh đều lo lắng về việc lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai. Chắc chắn sẽ không có ích gì khi cứ so sánh bản thân với những người nổi tiếng nhanh chóng giảm cân ngay sau sinh. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng 14-20% phụ nữ giữ ít nhất một phần trọng lượng thai kỳ của họ. Nhưng cũng có rất nhiều cách để giúp mẹ giảm cân nếu kiên trì và áp dụng một cách khoa học.

Trước tiên, và ngay lúc này, hãy cố gắng duy trì và bám theo hướng dẫn về cân nặng khi mang thai. Sau đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm tăng sự trao đổi chất và giúp rất nhiều bà mẹ thon thả tự nhiên. Và khi bác sĩ cho phép, hãy quay lại các bài tập thể thao cùng với chế độ ăn uống phù hợp. Một thời gian sau mẹ sẽ vui mừng khi thấy cơ thể thon gọn và săn chắc không ngờ đấy.

8. Tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ thai phụ bị huyết áp cao chỉ từ 5-8%. Và tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi, cũng như ở những phụ nữ đã có tiền sử bị huyết áp cao.

Tiền sản giật cũng không có xu hướng phát triển cho đến nửa sau của thai kỳ, và trong một số trường hợp, nó phát sinh muộn đến mức có ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm thiểu rủi ro cho tình trạng này. Nhưng hãy chắc chắn rằng thai phụ được kiểm tra trước khi sinh thường xuyên và cho bác sĩ hay về bất kỳ điều gì bất thường như sưng tay hoặc mặt, mờ mắt hoặc đau đầu. Điều này sẽ đảm bảo mẹ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đối với tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ này tỷ lệ cũng thấp tương tự. Thay đổi chế độ ăn uống như hạn chế lượng tinh bột thường cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

9. Đời sống tình dục sẽ không còn thăng hoa như xưa cũng là lo lắng khi mang thai của nhiều chị em

Sau khi con chào đời, thật khó để tưởng tượng “cô bé” khi nào có thể hồi phục và được như xưa. Nhưng tất cả là vấn đề thời gian và ham muốn tình dục của mẹ sẽ quay trở lại. Trong vài tháng đầu tiên, chúng ta cá rằng tỳ lệ bạn và chồng muốn được một giấc ngủ ngon sẽ cao hơn là một đêm ân ái tuyệt vời.

Đừng vội vã quan hệ tình dục trở lại vì có thể gây tổn thương và không thoải mái. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ mẹ nhé. Trên thực tế, gần 70% phụ nữ cho hay mọi thứ trở lại bình thường sau sáu tháng kể từ khi sinh. Nhiều bà mẹ cũng cho hay rằng đời sống phòng theo tuyệt vời hơn sau khi có con. Họ khao khát được “yêu” thường xuyên hơn và tìm thấy sự thân mật thỏa mãn hơn trước.

10. Chuyển dạ sinh con sẽ rất đau đớn

Lo lắng về những cơn đau tột độ khi chuyển dạ và sinh nở cũng khiến nhiều phụ nữ căng thẳng. Hãy bình tĩnh, ngày nay có rất nhiều cách và kỹ thuật giúp mẹ kiểm soát cơn đau.

Đọc về các kỹ thuật quản lý cơn đau, tham gia lớp học về trẻ em, thăm dò ý kiến của tất cả bạn bè đã sinh nở để biết các mẹo về cách họ vượt qua chuyển dạ và sinh con. Bất kể lo lắng của bạn là gì, điều quan trọng nhất là có một bác sĩ mà mẹ tin tưởng và có thể trò chuyện cởi mở với những nỗi sợ hãi và mong muốn trong phòng sinh.

11. Quá trình vượt cạn sẽ rất đáng sợ và ám ảnh 

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về câu chuyện những người phụ nữ đi ngoài trên bàn sanh, chửi bới la hét bác sĩ và chồng của họ,… Nhưng mẹ đừng lo, các bác sĩ và y tá đã đỡ đẻ cho vô số em bé, vì vậy những điều này là bình thường đối với nghề nghiệp của họ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu ngại, mẹ có thể tẩy long vùng kín trước khi sinh tại nhà. Hoặc yêu cầu chồng hay người thân chỉ đứng kế bên mình trong quá trình sinh nở chứ đừng nhìn bên dưới để bạn không phải mắc cỡ.

12. Lo lắng nếu chẳng may mình phải đẻ mổ khẩn cấp để bắt con

1/3 em bé ra đời qua phương pháp đẻ mổ. Nhưng hầu hết là đã được lên kế hoạch trước. Nói một cách khác, các trường hợp đều không phải là cấp cứu đáng sợ vào phút cuối và y bác sĩ phải vội vã đẩy mẹ vào phòng mổ.

Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra và mẹ cần phải đẻ mổ? Đó là lý do tại sao thai phụ nên đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.

13. Tình trạng kẹt xe có thể khiến mẹ không đến kịp bệnh viện

Có thể bạn đã xem hay đọc một câu chuyện về thai phụ phải sinh con trên xe, và nó khiến bạn sợ hãi tột độ. Tuy nhiên, trong thực tế, mẹ bầu có đầy đủ thời gian để di chuyển từ nhà đến bệnh viện giữa cơn co thắt đầu tiên cho đến khi nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của bé. Thống kê cho hay thời gian này trung bình kéo dài từ 12 đến 21 tiếng.

Nếu quá lo lắng, hãy thử di chuyển để đánh giá đường xá và biết chính xác thời gian mất bao lâu để đến bệnh viện. Điều này giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt và dập tắt mọi sự e ngại lo lắng.

14. Bối rối lo lắng khi mang thai rằng mình sẽ không thể thành một người mẹ hoàn hảo

Mẹ bầu biết rõ mình là ai và muốn gì trong cuộc sống với nhiều vai trò khác nhau. Nhưng khi con chào đời, bạn lại lo lắng không biết mình sẽ có thể thực hiện tốt vai trò này không. Nếu bạn lo lắng về việc trở thành cha mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa là bạn thực sự, quan tâm sâu sắc và luôn muốn tìm tòi học hỏi để mang lại những điều tốt nhất cho con.

Một thai kỳ khoẻ mạnh phụ thuộc khá nhiều vào sức khoẻ tâm lý của người mẹ. Hãy lo để liệu, chứ không phải lo để sợ. Không thể cấm đoán mẹ lo lắng vì đây là việc bất khả thi. Nhưng hãy học cách bình tĩnh và giải quyết sự lo lắng của bản thân một cách tích cực mẹ nhé.

Theo parents

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu