La mắng con quá nhiều sẽ khiến não bộ và tính cách của bé phát triển lệch lạc hơn bình thường, cha mẹ đừng chủ quan để ảnh hưởng đến tương lai của con nhé!
Đừng la mắng con nữa!
Theo nghiên cứu của Đại Học Pittsburgh, la mắng trẻ thay vì giải thích giáo dục cho con hiểu sẽ thay đổi hành vi nơi trẻ.
Trẻ hay bị la mắng, thường có biểu hiện của – TỨC GIẬN – HIẾU THẮNG – TỰ TI – VÀ CÓ KHẢ NĂNG TRẦM CẢM LO ÂU.
La mắng cũng có hậu quả về tâm lý như bị phạt/ hạnh hạ về thể chất.
Bạn đừng mong đợi trẻ có thể HỌC kiềm chế cảm xúc của mình khi bạn KHÔNG THỂ.
La mắng có thể TRÁNH.
Khi bạn cảm thấy mất kiểm soát, hãy để con ở đó một mình một vài phút.
Tất cả những gì con gây ra, ĐỪNG chỉ trách bản thân con (thay vì hành động)
Tha thứ bản thân và học từ những lỗi lầm.
Giáo dục con trẻ hoàn toàn dựa vào mối quan hệ của bạn.
Và nếu muốn con hiền lành, thì tốt nhất tránh điều hung dữ.
https://www.youtube.com/watch?v=K-Zn-AlIJak
Hậu quả khi trẻ thường xuyên bị quát mắng
Hành vi của trẻ trở nên tồi tệ hơn
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng quát mắng có thể khiến con sợ, giúp giải quyết được vấn đề ngay lập tức cũng như ngăn chặn việc tái phạm lỗi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tâm lý, việc quát mắng chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể khiến con cư xử tồi tệ hơn, gây hệ lụy về lâu dài.
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cho thấy, ở nhiều gia đình có con trên 13 tuổi, khi bị bố mẹ quát mắng, chúng thường phản ứng chống đối bằng cách gia tăng hành vi xấu.
Thay đổi cách phát triển não bộ
Việc bố mẹ thường xuyên quát mắng hay đưa ra các hình phạt khắc nghiệt có thể làm thay đổi cách phát triển não bộ của con. Đó là bởi con người xử lý thông tin và sự kiện tiêu cực nhanh chóng, triệt để hơn thông tin tốt.
Một nghiên cứu so sánh khi quét MRI não của những người có tiền sử bị cha mẹ lạm dụng bằng lời nói thời thơ ấu với những người không bị cho thấy sự khác biệt đáng kể về thể chất trong các phần của não bộ chịu trách nhiệm xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
Trẻ trầm cảm
Ngoài việc cảm thấy bị tổn thương, sợ hãi hoặc buồn bã khi bị bố mẹ quát mắng, con trẻ có thể gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành.
Trong nhiều nghiên cứu theo dõi về hành vi của những đứa trẻ 13 tuổi thường xuyên bị quát mắng, các nhà khoa học phát hiện sự gia tăng đáng báo động của triệu chứng trầm cảm, lo lắng quá mức và khó tin tưởng người khác.
Trẻ bị trầm cảm có thể gây ra các hành vi xấu, thậm chí phát triển thành hoạt động tự hủy hoại bản thân, như: sử dụng ma túy, quan hệ tình dục buông thả, nhiều trường hợp còn tự tử.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Những trải nghiệm thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách, cả về tinh thần lẫn thể chất. Một nghiên cứu cho thấy thường xuyên trải qua căng thẳng khi còn nhỏ có thể tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất, cụ thể là dễ gặp phải các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu, rối loạn tự miễn, thậm chí tử vong sớm.
Trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ nữa mà nghe lời bạn bè
Việc gì đến cũng sẽ đến, khi đến một độ tuổi, độ tuổi bị cám dỗ mà gia đình lại chưa bao giờ là mái ấm, là điểm tựa, là nơi con học điều hay lẽ phải thì xã hội sẽ dạy con bạn.
Lịch trình của bạn quá dày đặc? Bạn có nhiều việc phải làm? Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống thường ngày có thể dẫn đến việc la mắng con cái nhiều hơn, đây là điều thường xuyên xảy ra trong thời đại ngày nay.
Là vợ chồng, hãy luôn chia sẻ gánh nặng, công việc với người kia của bạn (chống vợ san sẽ đồng lòng) và tìm cách giảm thiểu áp lực, căng thẳng và thoải mái. Cũng là một cách để có nhiều thời gian hơn cho con, dạy dỗ con điều hay lẽ phải.
Hãy để trẻ có một gia đình yên vui và cha mẹ là chỗ dựa tinh thần mỗi khi cần. Nếu không bạn sẽ không thể tránh khỏi con trẻ ra đường chơi và nghe lời bạn ngoài kia dẫn đến hư hỏng.
Ảnh hưởng đến không khí cả gia đình
Mỗi lần bạn la mắng con mình là bạn đang phá vỡ không khí yên bình, thoải mái trong gia đình. Việc giận dữ của bạn sẽ khiến mọi người đều cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi theo.
Chính điều này còn có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, biệt là khi hai người không đồng quan điểm trong cách nuôi dạy con. Một người thương một người hay nóng giận, điều này thường thấy ở rất nhiều gia đình, mẹ cưng con cha mắng con.
Cha mẹ nếu mệt mỏi, hãy học phươngp háp thiền định trầm tĩnh mỗi ngày tại nhà hoặc trung tâm, luyện tập thể dục, YOGA và cùng con luyện tập, không chỉ giúp bạn thoải mái mà trẻ cũng cảm thấy thoải mái và gắn kết cùng cha mẹ hơn.
Xem thêm
- Để trẻ bướng bỉnh trở nên kiên trì – Mẹ cần phải làm gì?
- Phương pháp dạy trẻ lì lợm – Mẹo hay trị tận gốc tính bướng bỉnh của con!
- Tại sao trẻ không nghe lời? Trẻ thực sự ương bướng hay còn lý do khác?