Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh mà các mẹ cần biết, vì đối với trẻ sơ sinh có ít nhất từ 2-3 lần phải đổi sữa để phù hợp với sự hấp thụ các dưỡng chất theo từng độ tuổi. Mẹ hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn cách đổi sữa cũng như cách lựa chọn sữa cho bé!
- Khi nào cần đổi sữa cho trẻ sơ sinh?
- Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Khi nào cần đổi sữa cho trẻ sơ sinh?
Có nên đổi sữa cho trẻ sơ sinh không? Theo các bác sĩ tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết mẹ chỉ nên đổi sữa cho trẻ khi sữa hiện đang dùng làm trẻ rối loạn tiêu hóa ( táo bón, nôn trớ…). Điều quan trọng là sữa không hỗ trợ trẻ tăng cân.
Theo độ tuổi của bé
Vào giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chỉ phù hợp với sữa công thức có một lượng đạm ít nhất (sữa công thức 1). Tuy nhiên sau thời gian sử dụng nếu thấy trẻ có các hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể đổi sữa sang nhãn hiệu khác với lượng đạm ở mức thấp nhé.
Đổi sữa cho trẻ có sao không? Đối với trẻ sau 6 tháng tuổi, cơ thể của trẻ cần nhiều đạm hơn. Mẹ cũng nên đổi sang sữa công thức 2 cho bé dùng. Vì lượng đạm trong sữa công thức 2 cũng nhiều hơn. Tiếp sau đó, mẹ lần lượt thay đổi sữa công thức 3 hoặc 4 để tương ứng với số tuổi của bé nhé.
- Đối với mỗi độ tuổi thì trẻ sẽ phù hợp với từng loại sữa khác nhau (Ảnh: istockphoto)
Tiêu chảy
Dấu hiệu dễ gặp nhất đó là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy liên tục từ 5-7 lần/ngày. Phân có lẫn thêm máu thì có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của trẻ không phù hợp với sữa đó.
Nổi ban
Sữa không phù hợp cũng có thể gây nổi ban. Nhất là khi nổi ban kèm theo với nôn trớ và tiêu chảy. Bên cạnh đó nhiều nguyên nhân gây ra nổi ban ở trẻ như chứng chàm bội nhiễm…
Nôn trớ
Khó khăn khi nuốt và nôn trớ cũng là dấu hiệu của trẻ không phù hợp với sữa.
Chậm hoặc không lên cân
Tiêu chảy và nôn trớ liên tục sẽ dẫn đến trẻ chậm tăng cân. Vì không nhận đủ dinh dưỡng hằng ngày. Đối với các bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu, và gấp 3 trong 12 tháng đầu tiên. Nếu các bé chậm tăng cân thì một trong những nguyên nhân có thể là do sữa đấy mẹ nhé.
Kém bú và mệt mỏi
Trẻ không phù hợp với sữa dễ bị mất nước, kém bú và ít vận động.
Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Mỗi trẻ là mỗi cơ thể khác nhau và hấp thụ khác nhau. Vì vậy, chưa chắc trẻ này dùng hợp thì trẻ khác cũng sẽ như vậy. Hầu hết các loại sữa đều có công thức và giá trị dinh dưỡng tương đương với nhau nhưng do khả năng hấp thụ và tiêu hóa khác nhau.
BS Huỳnh Bảo Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết: “Khi đổi sữa cho trẻ sơ sinh mẹ nên lựa chọn theo những tiêu chí như: Lứa tuổi và cân nặng của trẻ, thể trạng sức khỏe hiện tại của trẻ ( sinh non, đủ tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng hay bé hơi quá cân,…), tình trạng dị ứng có bé sau những lần đổi sữa khác (nếu có như bé bị nổi mụn đỏ, tiêu chảy, táo báo,..).
Đặc biệt là tỉ lệ đạm có trong sữa theo độ tuổi của trẻ ( trẻ từ dưới 12 tháng tuổi thì khoảng 11-18%, từ 12-36 tháng thì hàm lượng tăng lên từ 18%-34%). Và thời gian hợp lý để mẹ quyết định cho bé tiếp tục uống hay đổi sữa khác là khoảng 2 tháng. Trong 2 tháng uống liên tục mẹ có thể theo dõi và kiểm tra đầy đủ các phản ứng của trẻ như trẻ có thích vị sữa không, có tăng cân hay táo bón,…”
- Mỗi trẻ khác nhau sẽ phù hợp với một loại sữa khác nhau (Ảnh: istockphoto)
Một số lưu ý kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Khi mẹ đổi sữa cho trẻ có những trẻ có những biểu hiện không thích ứng với sữa. Ví dụ như trẻ đau bụng, nôn trớ, bỏ sữa và khóc quấy. Biểu hiện nghiêm trọng nhất là đau bụng tiêu chảy, có trường hợp sẽ nổi mụn đỏ và ngứa da. Để tránh trẻ không đau bụng tiêu chảy, mẹ nên:
- Luôn đảm bảo sữa phải ở nhiệt độ phù hợp. Mẹ có thể trang bị máy hâm sữa để tránh sữa nguội lạnh dẫn tới tiêu chảy.
- Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội. Cho bé ăn dặm vừa độ và tạm thời ngưng uống sữa bột.
- Mẹ chú ý pha sữa loãng một chút vào giai đoạn đầu mới cho bé bú. Có thể pha thêm men tiêu hóa khô để hổ trợ thêm. Quan trọng hơn phải xem bảng thành phần giữa hai loại sữa có khác nhau không.
- Không nên thay đổi sữa thường xuyên. Việc thay đổi sữa liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề hấp thu sữa và hệ vi sinh của cơ thể.
Mẹ cần chọn loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc rõ ràng và giá cả phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mẹ cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của nhà sản xuất về cách pha và liều lượng. Ví dụ ngày trẻ bú 3 bữa thì mẹ có thể cho bú 1 bữa sữa mới 2 bữa sữa cũ. Sau đó tăng dần bữa sữa mới lên.
Hy vọng sẽ giúp được mẹ có thêm kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!