X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Đẻ mổ ở viện C - Chia sẻ kinh nghiệm gói sinh dịch vụ dành cho các mẹ sắp vượt cạn

Mất 9 phút để đọc
Đẻ mổ ở viện C - Chia sẻ kinh nghiệm gói sinh dịch vụ dành cho các mẹ sắp vượt cạn

Lựa chọn bệnh viện để khám thai và sinh bé là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi mẹ bầu. Làm thế nào để sinh nở thuận lợi, cần lưu ý gì cho công cuộc vượt cạn sắp tới. Giữa muôn vàn bệnh viện và dịch vụ cho mẹ tha hồ lựa chọn hiện nay, bệnh viện C là địa chỉ tin cậy để chị em yên tâm sinh nở.

Kinh nghiệm đẻ mổ viện C chi tiết của mẹ Phương, một bà mẹ 9x xinh đẹp sẽ cực kỳ hữu ích cho mẹ nào muốn lựa chọn đẻ mổ ở địa chỉ uy tín hàng đầu Hà Nội.

Nội dung bài viết:

  • Thủ tục trước sinh tại viện C
  • Chọn bác sĩ sinh
  • Chọn gói sinh
  • Đến ngày sinh
  • Vào phòng phẫu thuật
  • 1 số chi phí khác
  • Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh

Các thủ tục trước sinh tại viện C mẹ cần lưu ý

Khám sinh

Trong thời kỳ mang thai, mình vẫn đến khám định kỳ tại đây. Các mẹ có thể khám tại ngay viện C, hoặc có thể ra khu dịch vụ của viện C ở ngay phía sau (mặt đường Hai Bà Trưng). Ở đây có đội ngũ các bác sỹ giàu kinh nghiệm của bệnh viện nên hoàn toàn yên tâm.

kinh-nghiem-de-mo-vien-c

Mẹ cần khám trước khi sinh (Nguồn ảnh: Dantri)

Tuy nhiên nhược điểm là khá đông vì viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ các tỉnh đến khám. Nên nếu có thể thì mẹ bầu hãy nhờ ai đó đến trước lấy số và xem tình hình. Bạn có thể đến sau đó tầm 1 tiếng để đỡ phải chờ đợi đông đúc chật chội.

Mẹ có thể quan tâm:

Kinh nghiệm sinh mổ lần 3 ở bệnh viện Từ Dũ cho mẹ bầu sắp “vượt cạn”

Làm hồ sơ sinh

Đến khoảng tuần 33, bạn sẽ phải làm hồ sơ sinh. Trong đó bạn sẽ phải làm nhiều xét nghiệm mà bệnh viện yêu cầu. Nếu làm sớm quá thì sẽ mất công vì đằng nào lúc gần sinh bệnh viện cũng sẽ yêu cầu bạn phải xét nghiệm lại đấy!

Thủ tục đăng ký cũng rất đơn giản, mình được hướng dẫn đi siêu âm, sau đó xét nghiệm máu và nước tiểu để hoàn thành hồ sơ sinh. Chi phí cho việc làm hồ sơ khoảng 1,3 triệu đồng.

Các bước làm hồ sơ sinh

Bạn có thể làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tuần thai thứ 28 trở đi. Kinh nghiệm đẻ mổ viện C ở bước làm hồ sơ sinh gồm:

  • Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
  • Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hóa đơn khám bệnh.
  • Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám. Mẹ bầu nên nói rõ là khám thai và đăng ký làm hồ sơ sinh.
  • Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hóa đơn.
  • Xét nghiệm: Lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của sản phụ đến khám thai được trả về đúng phòng mà mẹ bầu được thăm khám.
  • Siêu âm: Đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.

Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ đọc kết quả, hẹn khám lại, thông báo ngày dự kiến sinh hoặc chuyển đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Mẹ bầu nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

2. Chọn bác sĩ sinh mổ

Nếu gặp một số vấn đề khiến chị em khó có thể sinh thường được, mẹ có thể chọn bác sĩ và đặt lịch (ngày, giờ) để sinh mổ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng viện C kiểm tra rất sát sao xem có thực là sản phụ cần phải sinh mổ hay không. Nếu có thể đẻ thường được thì mẹ vẫn được khuyên nên đẻ thường. Vì thực tế là đẻ thường tốt nhất cho cả mẹ và con. Thật đấy! Vì quá ngày dự sinh rồi mà em bé chưa chịu ra nên mình nên mới đành phải sinh mổ thôi.

kinh-nghiem-de-mo-vien-c

Bác sĩ Trần Danh Cường – 1 bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tại viện C (Nguồn ảnh: vnexpress)

3. Chọn gói sinh

Nhìn chung chi phí sinh ở Viện C khá hợp lý. Mình quyết định chọn gói sinh mổ dịch vụ. Phải tạm ứng trước 12 triệu. Mình được ở phòng dịch vụ (3 giường/phòng), giá là 500.000đ/ngày. Khá sạch sẽ và thoải mái. Có cả phòng 2 giường nếu ai có điều kiện thì hãy chọn phòng loại này. Giá đắt hơn chút là 700.000đ/ngày. Vệ sinh hoàn toàn khép kín.

Các mẹ sẽ được nghỉ ngơi tốt hơn vì ít người thăm nom, ít tiếng trẻ con khóc hơn. Vì mình đã đặt trọn gói từ trước nên lúc đến có phòng ngay không phải chờ. Thường ở viện rất đông, nếu đến mới đăng ký thì khó lòng được phòng dịch vụ.

4. Đến ngày sinh

Đến ngày sinh, mẹ sẽ cần đến sớm trước giờ sinh nửa ngày để làm các thủ tục.

Lịch sinh của mình là vào 3 giờ chiều. Thì bác sĩ hẹn phải có mặt lúc 8h sáng ngày hôm đó rồi. Sáng mình dậy sớm ăn sáng nhẹ, và đem theo đồ sinh đã chuẩn bị đến viện. Đến nơi bạn sẽ làm thủ tục. Kinh nghiệm đẻ mổ viện C cần nhớ là phải mang theo chứng minh thư.

Mẹ sẽ cần:

  • Điền vào mấy giấy tờ nhân viên y tế đưa cho. Ký cam kết đồng ý sinh mổ (sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro trong khi mổ).
  • Cân, đo.
  • Mặc quần áo viện phát và được thụt hết phân ra để ổ bụng hoàn toàn sạch sẽ.
  • Sau khi làm thủ tục đăng ký đẻ tại viện C, bạn sẽ được phát cho một số ghi trên sổ y bạ, đó là mã số của bạn. Khi nhập viện chỉ cần đọc mã số hoặc đưa sổ y bạ, bác sĩ sẽ tìm hồ sơ của bạn dễ dàng hơn.

Mẹ có thể quan tâm:

Kinh nghiệm sinh con với gói dịch vụ của bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

5. Vào phòng phẫu thuật

Thời gian chờ đợi quả thật là rất run các mẹ ạ. Đến giờ sinh, mình hít một hơi thật sâu và được y tá đưa đến phòng phẫu thuật. Mình nằm lên bàn và được gây tê tuỷ sống. Các mẹ cần cố gắng cong lưng hết sức thì bác sĩ chọc kim vào sẽ dễ dàng hơn nhé! Mặc dù bụng bầu to thì hơi khó. Rất nhanh sau đó mình không còn cảm nhận được gì từ bụng trở xuống nữa. Và chỉ sau tầm 15 phút là đã nghe tiếng khóc oe oe của con yêu rồi.

Sinh xong thì bác sĩ sẽ khâu vết mổ. Cảm giác biết từng mũi kim đang khâu bụng mình lại mà không thấy đau. Sau đó mình sẽ được đẩy về phòng hồi sức, nằm ở đó khoảng 3 tiếng. Lúc đấy mình bị tác dụng phụ của thuốc nên bị lạnh run lẩy bẩy và ngứa toàn thân. Nhưng các mẹ yên tâm, điều đó là hoàn toàn bình thường. Mẹ nằm đến khi nào nhấc chân lên được thì sẽ được về phòng. Y tá sẽ đưa em bé về với mẹ ngay sau đó.

Đẻ mổ ở viện C - Chia sẻ kinh nghiệm gói sinh dịch vụ dành cho các mẹ sắp vượt cạn

1 em bé ra đời tại viện C (Nguồn ảnh: vnexpress)

Ngoài ra mẹ cần lưu ý thêm các chi phí khác

Ngoài các chi phí đã tính ở viện ra, mình có thêm phần cảm ơn:

  • Cả kíp mổ 5 triệu (Cái này là tuỳ mỗi gia đình, bạn có thể cám ơn ít hơn hoàn toàn không sao).
  • Chi phí cho y tá để bế con sau khi đẻ xong 200.000đ.
  • Chi phí cảm ơn đội ngũ y tá sau 4 ngày nằm viện 1 triệu.
  • Tiền xét nghiệm lấy máu gót chân bé và tiêm viêm gan B: Khoảng dưới 500.000đ cũng khá rẻ.

Đây là kinh nghiệm đẻ mổ viện C của mình cho các mẹ tham khảo. Tuy viện có hơi đông nhưng theo mình đây là nơi có chuyên môn cao nhất về sinh nở rồi. Nên các mẹ hãy tham khảo và yên tâm chờ đón ngày bé yêu chào đời nhé. Chúc mẹ sớm mẹ tròn con vuông!

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang gợi ý danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ gồm có:

  • Giấy tờ tùy thân của mẹ: CMND/CCCD/Hộ chiếu, thẻ BHYT, bản sao sổ hộ khẩu, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm trong thai kỳ
  • Tiền mặt, thẻ ATM, điện thoại, pin/sạc dự phòng
  • Quần áo: Ở viện mẹ sẽ mặc quần áo của viện, chỉ cần chuẩn bị 1-2 bộ để đề phòng và mặc khi xuất viện
  • Tất, mũ, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn
  • Băng vệ sinh dành cho mẹ, quần lót giấy
  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân (bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, dung dịch vệ sinh, lược…)
  • Quần áo cho bé 3-5 bộ; bao tay/chân; khăn quấn, khăn sữa
  • Bỉm, miếng lót, bộ dụng cụ pha sữa (bình, sữa công thức, bộ cọ bình…), máy hút sữa…

Nguồn tham khảo: Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì? – Vinmec

Xem thêm

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
  • Kinh nghiệm sinh con mùa hè từ A đến Z giúp mẹ nhàn tênh và con khỏe mạnh
  • Chia sẻ kinh nghiệm làm IUI ở Từ Dũ – Vợ chồng vô sinh hiếm muộn nên đọc
  • Bật mí chi phí đi sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho mẹ bầu lựa chọn

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Chuyển dạ và đi sinh
  • /
  • Đẻ mổ ở viện C - Chia sẻ kinh nghiệm gói sinh dịch vụ dành cho các mẹ sắp vượt cạn
Chia sẻ:
  • Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

    Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

  • 5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

    5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

  • Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

    Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

    Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh được xem là chuẩn?

  • 5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

    5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

  • Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

    Mách mẹ cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it