X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!

Mất 8 phút để đọc
Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!

Con lười học là chuyện bình thường. Nhưng không có nghĩa là bố mẹ bó tay. Cùng tham khảo kinh nghiệm dạy trẻ lười học ngay sau đây.

Gào thét mãi nó không chịu học. Mệt mỏi quá rồi. Giờ chẳng lẽ bó tay?Từ từ! Trẻ con chứ có phải người lớn đâu. Không phải chỉ đơn giản là mắng mỏ.

Hãy khéo léo để con biết cách học và thích học. TheAsianParent gợi ý phương pháp của chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương – Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Kinh nghiệm dạy trẻ lười học từ người mẹ Tiến sĩ.

Chuyên gia giáo dục – Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) nổi tiếng với những suy nghĩ nuôi dạy con tích cực và khoa học. Chị chia sẻ suy nghĩ về việc đối mặt với con lười học.

kinh-nghiem-day-tre-luoi-hoc

Học hành chưa bao giờ là chuyện vui vẻ với trẻ con

Theo chị, ép buộc hoặc năn nỉ con học đều không phải là cách dạy con lười học hiệu quả. Thay vào đó nên cho trẻ ý thức việc học có lợi cho chính bản thân mình.

“Tớ dám chắc các ông bố bà mẹ đọc topic này sẽ vô cùng đồng cảm với tớ. Một bà mẹ phát sốt ruột khi con cứ lượn lờ như đèn cù trong nhà chỉ để trốn độc duy nhất một việc: Học.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải suy nghĩ cho kĩ. Người đang bị ép học khổ sở là lũ trẻ. Chúng khổ thế nào chỉ chúng hiểu. Nên đừng nghĩ bọn trẻ bị dở hơi hay là láo toét.

Học! Đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp. Đó là việc hoàn tất các công việc ở trên lớp được giao. Học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do thoải mái.

Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho”. – Tiến sĩ Hương chia sẻ.

Tìm hiểu xem con thực sự thích gì

Theo chị Hương, “Chúng ta phân tích như vậy để hiểu, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm. Chưa kể khi lên cấp 2, quá nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh.

kinh-nghiem-day-tre-luoi-hoc

Con thích gì? Văn hay toán?

Có bé thích toán, có bé ham lý hóa. Riêng con của tớ thích văn vô cùng. Mọi môn học với chị ta đều đáng yêu trừ…. toán. He he. Vì thế, hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng.

Tuy nhiên, khẩu vị có thay đổi đấy nhé. Lúc tiểu học, con tớ rất thích toán và học toán rất tốt. Nhưng lên cấp 2, nó vào lớp chọn văn và thấy môn văn đột ngột hấp dẫn.

Từ đó, suy ra, môn toán thật dở người vì nó chẳng cung cấp thông tin gì cả. Suy ra tiếp, môn toán không thể hấp dẫn nổi một đứa thích văn.

Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp 1. Nhưng nếu bé đã lỡ qua lớp 1 thì xử ở lớp khác cũng được mà. Phải cho con ý thức việc học là trách nhiệm của con chứ không phải đang học giùm cho bố mẹ”.

Phương pháp giúp con chăm chỉ học hơn

Lấy độc trị độc. Không phải là hạ độc con đâu nhé. Mà đơn giản là nếu con không muốn học, thì hãy xử lý như sau:

Kinh nghiệm dạy trẻ lười học: Không nhắc học

Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Nhưng việc học là việc của chúng, không phải của ta.

Nếu nhắc thì sau này nó cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Và do đó, nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ.

Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập

Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!

Tự giác là đức tính tốt cho trẻ

Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó, chính là cô giáo.

Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác.

Người đánh giá nó là cô giáo đã nói nó không hoàn thành nghĩa là nó sai. Vì thế, hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô mắng

Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng mà. Nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con có bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con.

Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.

Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ

Nghĩa là khi con bị mách rồi, bố mẹ hẵng phạt. Đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Phạt nhưng không thù vặt là kinh nghiệm dạy con lười học

Đừng nhai đi nhai lại những tội lỗi của con. Chả đứa nào chịu nổi cảnh bị nhai như thế đâu. Khi con kiếm được 1 lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho con phấn đấu hơn nữa.

Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con

Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con! Nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con.

Hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con. Đừng khen ngợi điểm số. Điều đó sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!

Không bao giờ so sánh con với đứa trẻ khác

Đừng thưởng

Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.

Không giảng bài cho con là phương pháp và kinh nghiệm dạy con lười học

Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau. Việc học là việc của con. Nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi. Con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung.

kinh-nghiem-day-tre-luoi-hoc

Khó, hãy để con tự giải quyết

Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu 1 chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua. Hơn nữa, khi bài giảng của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng.

Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con. Đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và nó sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

Lời kết

Kinh nghiệm dạy trẻ lười học là hãy cho con biết, đây là học cho con, không phải cho bố mẹ. Đừng chạy mãi theo con làm gì. Hãy để con bị điểm kém, bị mắng. Để con hiểu được vấn đề là một thời gian dài. Đòi hỏi sự nhẫn nại từ cả cô giáo và bố mẹ.

Theo MarryBaby.vn

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm dạy con lười học từ các chuyên gia cha mẹ nên tham khảo
  • Cùng tìm hiểu phương pháp học khiến trẻ không bao giờ lười nhác
  • Ba mẹ có nên ép con học tiếng Anh khi còn nhỏ hay để mọi thứ tự nhiên?

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Giáo dục
  • /
  • Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Những sai lầm thường gặp khi mẹ dạy bé học đánh vần

    Những sai lầm thường gặp khi mẹ dạy bé học đánh vần

  • Dạy trẻ 5 tuổi bảng chữ cái tại nhà hiệu quả

    Dạy trẻ 5 tuổi bảng chữ cái tại nhà hiệu quả

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Những sai lầm thường gặp khi mẹ dạy bé học đánh vần

    Những sai lầm thường gặp khi mẹ dạy bé học đánh vần

  • Dạy trẻ 5 tuổi bảng chữ cái tại nhà hiệu quả

    Dạy trẻ 5 tuổi bảng chữ cái tại nhà hiệu quả

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it