Âm đạo sau sinh có sự thay đổi như thế nào? Theo các bác sĩ khoa sản, dù sản phụ sinh thường hay sinh mổ đều phải chuyển qua các cơn chuyển dạ. Vì thế, âm đạo vẫn cần phải giãn nở ở một mức độ nhất định và phù hợp để em bé đi qua. Cửa mình của thai phụ luôn mở rộng dù sinh thường hay sinh mổ.
Nội dung bài viết:
- Cảm giác khi quan hệ sau sinh
- Những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước âm đạo sau sinh của chị em
- Lời khuyên cho mẹ sau sinh chăm sóc vùng kín sớm phục hồi
Cảm giác khi quan hệ sau sinh
Vùng kín sau sinh thường
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị n – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, âm đạo của phụ nữ sau sinh thường có thể trông rộng hơn so với trước khi sinh, kèm theo có hiện tượng bầm tím hoặc sưng tấy. Không ít chị em cảm thấy vùng kín của mình mềm và lỏng lẻo hơn, đây là các biểu hiện hoàn toàn bình thường. Vài ngày sau khi em bé ra đời, tình trạng sưng và rộng âm đạo sẽ bắt đầu giảm. Âm đạo có thể sẽ không trở lại hoàn toàn như trước khi sinh.
Đối với sinh thường, sau khi sinh, vùng kín có những thay đổi đáng kể nên vấn đề quan hệ cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Khi quan hệ người đàn ông luôn muốn “cô bé” của vợ mình hồng hào và âm đạo bình thường ở mức 1 đến 1,5cm để có cảm giác khi đưa dương vật vào thấy sự ôm sát và cảm giác chinh phạt được vùng kín.
Sự thay đổi đó khiến người đàn ông cảm thấy không hứng thú mấy, nhiều khi quan hệ chỉ là để giải quyết nhu cầu.
Bạn có thể chưa biết:
Sinh thường sau bao lâu thì hết đau?
Mẹ sinh thường và có rạch – khâu tầng sinh môn, vết rạch tất nhiên sẽ cần có thời gian hồi phục và lành lại. Có khoảng 70 – 80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, bứt rứt, khó chịu vùng kín.
Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? Thông thường, mẹ sau sinh sẽ mất khoảng 7 – 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu, sau 1 tháng sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Vùng kín sau khi sinh mổ
Sẽ không có mấy sự thay đổi nên cảm giác khi quan hệ vẫn như trước kia. Trừ khi, chồng của bạn có người khác bên ngoài và không có hứng thú với bạn nữa.
Sinh mổ vùng kín có bị rộng không?
Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại? Theo các bác sĩ khoa sản, dù sản phụ sinh thường hay sinh mổ đều phải chuyển qua các cơn chuyển dạ. Vì thế, âm đạo vẫn cần phải giãn nở ở một mức độ nhất định và phù hợp để em bé đi qua. Cửa mình của thai phụ luôn mở rộng dù sinh thường hay sinh mổ.
Chưa kể, khi mẹ bầu lên cơn chuyển dạ thì sẽ có cảm giác muốn rặn bé ra ngoài. Khi đó, các bộ phận như cổ tử cung, tầng sinh môn và âm đạo bị bé tác động vào nên kéo dãn ra.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước âm đạo sau sinh của chị em
Estrogen và relaxin là 2 hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở. Estrogen làm tăng lượng máu chảy đến âm đạo, giúp cho mô âm đạo đàn hồi tốt hơn. Relaxin giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, nó còn giúp dây chằng và khớp xương chậu nới lỏng, tạo không gian cho bé. Âm đạo sau sinh có trở lại bình thường không? Câu trả lời cho vấn đề này phụ thuộc vào những yếu tố sau đây.
1. Độ giãn của âm đạo khi sinh
Âm đạo sẽ giãn ra khi bạn rặn sinh. Không chỉ âm đạo mà vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) cũng sẽ giãn ra. Việc âm đạo giãn ra bao nhiêu và bạn có cần cắt tầng sinh môn hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
2. Mẹ sinh thường hay sinh mổ
Nếu bạn sinh mổ thì âm đạo sẽ giãn ra ít. Việc âm đạo giãn ra bao nhiêu phụ thuộc vào thời gian phần đầu của bé đẩy xuống kích thích việc mở cổ tử cung. Nếu bạn đã quyết định sinh thường thì độ giãn nở này sẽ tăng lên.’
3. Kích thước của em bé
Kích thước của bé là một yếu tố quan trọng để xác định kênh sinh và âm đạo giãn bao nhiêu. Bé có kích thước càng lớn thì sẽ càng tạo nhiều áp lực hơn lên tử cung và âm đạo.
4. Di truyền
Các yếu tố về di truyền cũng ảnh hưởng đến việc giãn nở âm đạo sau sinh. Bạn có thể bị ảnh hưởng hoặc cũng có thể không.
5. Tập thể dục cơ sàn chậu
Các bài tập cơ sàn chậu đóng một vai trò quan trọng trong việc nới lỏng cơ và dây chằng của xương chậu. Điều này giúp cho việc rặn đẻ và việc giãn nở âm đạo diễn ra dễ dàng hơn. Nếu bạn tập thường xuyên, âm đạo sẽ nới lỏng từ từ để thích ứng với bé. Nếu không, việc nới lỏng sẽ diễn ra nhanh, có thể dẫn đến tổn thương vùng đáy chậu. Các bài tập cơ sàn chậu còn giúp cải thiện độ săn chắc của các cơ trước khi sinh.
6. Số lần sinh nở
Nếu bạn đã sinh con trước đây, âm đạo chắc chắn đã bị nới lỏng ra. Lúc này, khi bạn mang thai một lần nữa, âm đạo sẽ tiếp tục nới lỏng. Mỗi lần sinh âm đạo sẽ nới lỏng thêm một chút.
7. Rách đáy chậu
Nếu vùng đáy chậu không bị rách dù bạn sinh qua âm đạo thì rất có thể mô âm đạo đã nới lỏng đến mức tối đa.
Âm đạo bị nới lỏng là điều hết sức bình thường trong quá trình sinh nở. Sau khi sinh, các mô âm đạo cũng sẽ trở về vị trí ban đầu. Mô âm đạo có tính đàn hồi, nó có thể mở rộng cũng có thể co lại. Tuy nhiên, tình trạng âm đạo bị nới lỏng cũng có thể kéo dài một khoảng thời gian mặc dù cả bạn và chồng đều không biết được điều này. Phải mất một khoảng thời gian âm đạo của bạn mới trở lại bình thường, do đó hãy kiên nhẫn. Bạn có thể thúc đẩy điều này bằng cách thường xuyên tập các bài tập cơ sàn chậu.
Bạn có thể chưa biết:
Nếu bạn tập các bài tập cơ sàn chậu sau khi sinh thì âm đạo sẽ trở lại bình thường nhanh hơn. Những bài tập này giúp tăng cường các cơ sàn chậu. Lúc mới bắt đầu, hãy tập ít nhưng tập thường xuyên. Mỗi ngày tập 2–3 lần, mỗi lần từ 2–3 phút, sau đó tăng lên 5 phút. Bạn sẽ sớm quen với các bài tập này thôi.
8. Các yếu tố khác
Thời gian rặn đẻ, bác sĩ sử dụng các thiết bị y tế như kẹp, máy hút thai trong quá trình sinh… là những yếu tố ảnh hưởng đến độ giãn âm đạo.
Lời khuyên cho mẹ sau sinh chăm sóc vùng kín sớm ngon nghẻ
Ngay từ sau khi sinh, mẹ luôn nhớ cách vệ sinh vùng kín sau sinh là phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách bằng nước ấm, sạch, rửa nhẹ nhàng và lau khô ngay sau khi đi vệ sinh.
- Giữ cho vùng kín luôn thoáng, sạch bằng cách mặc đồ lót và quần áo bằng chất liệu cotton, vừa vặn và thoải mái, tuyệt đối không mặc đồ chật gây bí và ra mồ hôi, dễ viêm nhiễm.
- Tham khảo các bài tập kegel để cải thiện sự co giãn của cơ âm đạo.
- Trước khi sinh, các mẹ có thể nghiên cứu về vấn đề khâu thẩm mĩ tầng sinh môn trong trường hợp bị rạch.
- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 2 tháng đầu để vùng kín có thời gian hồi phục, tránh quan hệ sớm gây tổn thương cho các tế bào đang phục hồi.
- Uống nhiều nước và lưu ý đến chế độ ăn uống lành mạnh cũng là 1 trong những cách giúp vùng kín khỏe mạnh hơn
- Cách giảm đau cho âm đạo sau sinh thường là dùng nước ấm có vòi xịt để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh. Khi ngồi, nếu không thoải mái mẹ hãy dùng 1 tấm lót mềm hoặc gối vòng có lỗ ở giữa. Chườm đá cũng là cách giảm đau hiệu quả. Khi thấy vùng âm đạo có biểu hiện nóng, đau, căng tức hay có mủ thì mẹ nên đến bác sĩ ngay
- Chú ý kiểm tra sản dịch sau sinh. Sản dịch trong những ngày đầu có dịch đỏ tươi và đặc, sau đó chuyển sang đỏ nâu và giảm dần về số lượng. Mẹ chú ý dùng băng vệ sinh và thay sau mỗi 3-4 giờ, không nên dùng các loại cốc nguyệt san, tampon trong thời gian âm đạo đang phục hồi. Khi thấy sản dịch ra nhiều, có mùi hôi và sốt cao thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Nguồn thông tin: Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
- Bí quyết nào cho vùng kín sau sinh sớm phục hồi ngon nghẻ như xưa
- VÙNG KÍN ĐEN SẠM SAU SINH – Các mẹo để khắc phục vô cùng hiệu quả
- Làm sao để không bị sa dạ con sau sinh – Biến chứng nguy hiểm mẹ cần lưu ý