Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? Từ sau khi tròn một tuổi, bé ngoan của bạn bỗng nhiên thay đổi nhiều. Cáu gắt, ăn vạ, phản đối, thậm chí còn có xu hướng bạo lực?
Đừng lo lắng, đây là biểu hiện cho thấy bé phát triển bình thường, và đang bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên hai”. Nhưng giai đoạn này kéo dài bao lâu?
Khi bé đang ở giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”
Theo các chuyên gia, dù ở độ tuổi nào trẻ cũng đều có những giai đoạn bị khủng hoảng tâm lý khác nhau, mức độ bộc lộ ở mỗi trẻ cũng khác nhau.
Và “khủng hoảng tuổi lên 2” là cụm từ được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng (có thể sớm hơn) đến 3 tuổi.
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu
Có thể nói, đây là một trong những giai đoạn khiến cha mẹ cảm thấy sốc và khó chịu nhất. Từ một em bé ngoan ngoãn, bú sữa giỏi, đi ngủ đúng giờ, thỉnh thoảng làm cha mẹ bất ngờ vì những hiểu biết mới, giờ đây em bé của bạn trở nên rất “hư”.
Biểu hiện rõ rệt nhất là ăn vạ, từ chối hầu hết các yêu cầu của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Một số bé còn la hét, cào cấu, đấm đá, khóc đến ói mỗi khi không được thoả mãn.
“Giai đoạn vàng” để rèn luyện những thói quen tốt
Chỉ cần cha mẹ bình tĩnh và linh động trong từng tình huống, “khủng hoảng tuổi lên 2” sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn.
Luôn giữ bình tĩnh với bé
Cách tốt nhất để đối phó với cơn “khủng hoảng tuổi lên 2” là phải luôn giữ bình tĩnh. Đừng nghĩ rằng khi bạn quát mắng lớn tiếng, bé sẽ biết sợ mà thôi gào thét.
Trái lại, những lần ăn vạ khác sẽ càng “khủng khiếp” hơn, vì bộ não của bé đang “sao y” những gì bạn đã hành xử với trẻ trước đó. Chú ý một điều vô cùng mấu chốt, là bé đang thời kì học hỏi và bắt chước, cha mẹ cư xử thế nào với con, sẽ nhận lại “thành phẩm” như thế ấy.
Không chiều theo mọi ý thích của trẻ
Khi trẻ nổi giận, nên điềm tĩnh quan sát, hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng những món đồ chơi khác, hoạt động khác. Nếu trẻ vẫn bướng, đừng quá dỗ dành, mặc kệ nhưng vẫn âm thầm quan tâm. Đến khi trẻ tự nhận thức được dù có ăn vạ, khóc lóc vẫn không được như ý, trẻ sẽ bình tĩnh trở lại.
Xoa dịu trẻ
Sau đó, cha mẹ nên thủ thỉ giải thích với trẻ vì sao mình không được đáp ứng yêu cầu. Nên nhớ, “thủ thỉ” là phương pháp “diệu kỳ” có thể xoa dịu bất kỳ đứa trẻ nào. Hơn nữa, hành động này còn gia tăng tình cảm, sự gắn kết của cha mẹ với con cái.
Tuy rất khó khăn, nhưng đây chính là “giai đoạn vàng” để cha mẹ rèn luyện những đức tính, thói quen tốt cho trẻ. Bởi thời kì này, não bộ phát triển mạnh mẽ và bé đang dần dần hình thành nhân cách. Nếu rèn luyện đúng cách, bé sẽ vào nề nếp rất nhanh, ngoan ngoãn, dễ uốn nắn hơn trong các giai đoạn sau này.
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Các chuyên gia cho rằng khủng hoảng tuổi lên 2 tuổi sẽ giảm bớt khi trẻ hiểu rõ hơn các quy tắc, biết cách truyền đạt những gì mình muốn.
Tuy nhiên rất khó xác định khi nào sẽ hết hẳn giai đoạn này. Vì trẻ sẽ còn tiếp tục với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3…
Mẹ đừng lo lắng, giai đoạn này trẻ cần được sự quan tâm nhiều hơn. Và mẹ cần làm lúc này là thiết lập mối quan hệ gắn bó hơn với con mình.
Mẹ cần xây dựng mối quan hệ với bé
Theo lý thuyết gắn bó của John Bowlby. Trong giai đoạn này các đặc điểm của đứa trẻ trong mối quan hệ Mẹ – Con được coi là đặc điểm chính.
Đứa trẻ tạo lập sự tin tưởng vào thế giới thông qua việc xây dựng mối quan hệ với người Mẹ. Sự ôm ấp, yêu thương, vỗ về của người Mẹ giúp trẻ xây dựng niềm tin vào thế giới xung quanh và tạo lập sự tự tin của bản thân mình với thế giới.
Ngược lại sự thờ ơ, xa lánh, thiếu dẫn dắt hoặc sự gắn bó một cách thái quá của người Mẹ với Con gây nên ở nội tâm trẻ một sự thiếu tin tưởng hoặc bất an đối với thế giới bên ngoài.
Sự khủng hoảng ở giai đoạn này chính là: Khủng hoảng niềm tin trong việc xây dựng mối quan hệ với thế giới quan thông qua hình ảnh người Mẹ.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!