Mẹ bị ung thư giai đoạn cuối nhưng nhất quyết không chữa trị để sinh con. Mẹ làm mọi thứ để con khỏe mạnh…Những thứ đó chỉ đến từ tình mẫu tử thiêng liêng.
Mẹ đánh cược mạng sống vì con – Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý!
Điều gì khiến cho một người phải mang bụng bầu suốt 9 tháng 10 ngày?
Động lực nào khiến mẹ từ bỏ thói quen sinh hoạt suốt năm?
Và vì đâu, mẹ phải đối mặt với quá nhiều điều mệt mỏi?
Bởi tình mẫu tử thiêng liêng!
Và bởi, con luôn là tất cả!
Có thể tử vong bất cứ lúc nào
Vì con, mẹ sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả mạng sống
33 tuần 5 ngày, thai nhi trong bụng sản phụ ở quận 7, TP. HCM phát triển khá chậm. Sản phụ cũng thường xuất hiện những triệu chứng như khó thở, ngất xỉu. Song vì chủ quan, gia đình nghĩ đó là chuyện bình thường trong thai kỳ.
Lặp lại nhiều lần, sản phụ được khuyên đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM. Tại đây, chị được chẩn đoán bị bóc tách động mạch chủ ngực, phình gốc động mạch chủ.
Nói cách khác, chị bị rách mạch máu ở động mạch chủ, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Các bác sĩ nhận định đây là một ca bệnh khó, cần phối hợp liên chuyên khoa để điều trị cho người bệnh.
Vấn đề nan giải là mổ tim trước hay mổ lấy thai trước. Bởi phương án nào cũng đối diện nhiều rủi ro.
Sau khi tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai ra trước sau đó mới phẫu thuật động mạch chủ cho người mẹ.
Hội chứng Marfan
Hội chứng Marfan phổ biến ở các nước phát triển
Theo các bác sĩ, sản phụ bị giãn động mạch chủ là do hội chứng Marfan. Đây là một loại rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết.
Hội chứng Marfan thường ảnh hưởng đến tim, mắt, mạch máu và xương. Việc có thai là yếu tố thúc đẩy, khởi phát gây ra biến chứng rách mạch máu tại động mạch chủ.
Trong tình huống này, nếu không xử trí kịp, chỗ bóc tách sẽ bị vỡ vào khoang màng tim, gây chảy máu, mất máu, gây chèn ép tim làm tim không co bóp được nữa và người bệnh sẽ tử vong. Bệnh lý còn có thể đe dọa tính mạng của thai nhi.
Ngược lại, khi mổ lấy thai cũng có những nguy hiểm vì trong quá trình mổ sẽ gây một tác động lớn lên người mẹ. Huyết áp có thể thay đổi lên xuống. Động mạch chủ có thể vỡ ra ngay trong lúc mổ.
Biết được những nguy cơ này, sản phụ vẫn chấp nhận! Tất cả vì tình mẫu tử thiêng liêng…
Chấp nhận hiểm nguy vì con
Marfan tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nhận được sự đồng ý từ người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai. Song song đó, ê-kíp mổ tim cũng túc trực bên cạnh để sẵn sàng thực hiện phẫu thuật tim bất cứ lúc nào. May mắn, quá trình mổ lấy thai diễn ra thuận lợi.
Bé gái ra đời khỏe mạnh nặng 1,8kg.
Sau ca mổ lấy thai, sản phụ được nghỉ ngơi một ngày để hồi sức. Thế rồi, cuộc đại phẫu thực hiện thay gốc động mạch chủ cho sản phụ đã diễn ra.
Trộm vía, ca phẫu thuật cũng diễn ra thuận lợi. Đến ngày hôm nay, mẹ cùng bé đã xuất viện và về nhà khỏe mạnh.
Dấu hiệu hội chứng Marfan?’
Phép màu đã đến với sản phụ
Thực ra, việc chẩn đoán hội chứng Marfan tương đối khó khăn. Bởi lẽ, nhiều rối loạn mô liên kết có dấu hiệu và triệu chứng tương tự.
Bác sĩ cần phải phải nhận biết được các triệu chứng và hỏi về bệnh sử gia đình để xác định và chẩn đoán hội chứng Marfan. Trong một số trường hợp, một người có thể có một số đặc điểm của hội chứng Marfan nhưng không thể kết luận họ bị mắc hội chứng Marfan.
Kiểm tra tim
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị hội chứng Marfan thì họ có thể đề nghị siêu âm tim. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm để chụp hình ảnh của tim đang co bóp, kiểm tra tình trạng của van tim và kích thước của động mạch chủ. Các hình thức kiểm tra bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nếu bạn được chẩn đoán mắc hội chứng Marfan thì sẽ cần phải siêu âm tim thường xuyên để theo dõi kích thước và tình trạng của động mạch chủ.
Vấn đề về mắt
Kiểm tra đèn khe: Quy trình này kiểm tra xem các thấu kính có bị lệch hay không, có bị đục thủy tinh thể hoặc tách võng mạc hay không.
Kiểm tra áp lực mắt: Để kiểm tra xem bạn có mắc bệnh tăng nhãn áp hay không, bác sĩ nhãn khoa có thể đo áp suất bên trong nhãn cầu bằng cách chạm vào nó bằng một công cụ đặc biệt.
Xét nghiệm di truyền
Nếu kết quả từ các xét nghiệm tiêu chuẩn để kiểm tra hội chứng Marfan không rõ ràng thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm di truyền. Bạn nên gặp cố vấn về di truyền trước khi lập gia đình, để xem khả năng truyền lại hội chứng Marfan cho những đứa con của bạn có cao hay không.
Hội chứng Marfan có thể nói là khá mơ hồ với người Việt. Song, nó đã phổ biến ở các nước phát triển. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đi khám ngay lập tức!
Theo PLO
Xem thêm:
Cuộc vượt cạn của người mẹ hôn mê trên giường bệnh và tình mẫu tử thiêng liêng!
Sự sống nối tiếp cái chết Tình mẫu tử kỳ diệu đã giúp em bé sơ sinh chào đời ngay trong tai nạn ô tô của mẹ mình
Thời điểm quan hệ tình dục thích hợp với phụ nữ sau sinh
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!