Phương pháp kể chuyện cho bé 3 tuổi giúp bé thông minh hơn
Giờ kể chuyện là một trong những thời điểm thư giãn nhất trong ngày, không chỉ cho bé mà còn cho cả bố mẹ. Kể chuyện cho bé 3 tuổi mang lại những trải nghiệm ấm áp, nuôi dưỡng tâm hồn, và thúc đẩy tinh thần học hỏi của con. Những tuyển tập thơ ca mầm non, sách chữ to, sách tranh rất phù hợp với trẻ ở độ tuổi này.
Thơ mầm non
Ở độ tuổi mẫu giáo các bé rất thích nghe những bài thơ, bài đồng dao, bài hát có câu từ dễ nhớ, láy âm vần vui tai. Khi trẻ 3 tuổi nghe một câu chuyện, chính là lúc trẻ xây dựng nền móng cho việc học mà chơi, chơi mà học.
Bài thơ có vần điệu, có bắt đầu và kết thúc sẽ khiến trẻ học được rằng các sự kiện xảy ra theo một trình tự. Đưa ngón tay của bé chỉ theo từng chữ khi mẹ đọc, nhằm giúp con định hướng trái phải, là tiền đề cho việc đọc sách sau này.
Các bài thơ, mẩu chuyện mầm non ngắn và dễ bắt chước nên ngôn từ trong đó sẽ trở thành những ngôn ngữ đầu tiên của trẻ.
Sách tranh cho trẻ
Những cuốn sách tranh đơn giản rất phù hợp với trẻ 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ có khả năng hấp thu thông tin thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan tới câu chuyện. Ví dụ: Trong “Ba chú Lợn con” bé thích nhất là nhân vật nào? Tại sao ngôi nhà của Lợn anh cả lại bị Sói xám thổi bay mất? Tại sao ngôi nhà của Lợn anh hai lại bị Sói xám xô đổ? Mẹ hãy đọc to và nói về những bức ảnh.
Hãy chọn những cuốn sách có hình minh họa sống động và giới thiệu các kỹ năng toán học đơn giản như số lượng và số đếm. Đọc cho trẻ cùng một cuốn sách nhiều lần. Làm như vậy sẽ mang lại cho con cảm giác thoải mái và ổn định. Khi con trở nên quen thuộc hơn với các cuốn sách, trẻ sẽ có khả năng đọc cùng mỗi khi mẹ kể chuyện.
Kể chuyện không cần sách
Kể cho bé một câu chuyện ngắn quen thuộc, chẳng hạn như câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ. Không có hình ảnh hỗ trợ trẻ sẽ học và phát triển trí tuệ theo một hướng khác. Trẻ em phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung các đặc tính, cử động và âm thanh của nhân vật.
Khi kể một câu chuyện, hãy giao tiếp bằng mắt với con, lời kể cần được minh họa sinh động. Nhảy nhót, lên hoặc xuống giọng, mở rộng đôi mắt, thở hổn hển,.. khiến câu chuyện gần gũi với trẻ hơn. Khi trẻ bị lôi cuốn vào câu chuyện, hãy kết hợp các biểu cảm trên khuôn mặt, giọng nói để tạo hiệu ứng phản hồi. Điều này sẽ khuyến khích con tham gia vào câu chuyện cùng cha mẹ.
Diễn kịch
Các bài thơ có vần điệu, sách tranh, truyện ngắn,.. sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ 3 tuổi để phát triển thị giác và thính giác.
Tuy nhiên cha mẹ có thể kích thích trí tuệ của con bởi cùng một câu chuyện nếu chúng ta kể nó theo phong cách diễn kịch. Chỉ vào các bộ phận cơ thể được đề cập trong một câu chuyện, chẳng hạn khi mẹ đọc tới từ “mũi” hoặc “tai”, mẹ có thể chỉ tay vào các bộ phận đó, và yêu cầu trẻ làm theo.
Những động từ chỉ hoạt động sẽ giống như lời mời gọi trẻ hành động. Mẹ hãy lưu ý điều này khi kể chuyện cho bé 3 tuổi. Những truyện ngắn với cốt truyện có đối thoại lặp đi lặp lại đặc biệt tốt cho một vở kịch.
Những truyện kể dành cho bé 3 tuổi
1. Ba chú lợn con
2. Cô bé quàng khăn đỏ
3. Chú thỏ thông minh
4. Dê đen và dê trắng
5. Thỏ và Rùa
Hangfah (tổng hợp)
Theo: https://vn.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
Dạy trẻ về chuyện Giới Tính; Mẹ hãy thẳng thắn và tinh tế!
Để thai nhi được thông minh, ba mẹ hãy đọc truyện cổ tích cho con nghe ngay từ trong bụng mẹ
Chơi với bé 1-3 tuổi thế nào để giúp con phát huy tiềm năng thể chất và não bộ?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!