Theo một nghiên cứu từ Đại học Manchester, hầu hết các bậc cha mẹ mong đợi nhiều hơn về thời điểm con bắt đầu tập nói mà không chú ý đến việc con có thể “trò chuyện” với họ ngay cả trước khi biết nói thông qua những cử chỉ đầu tiên của bé.
Cử chỉ đầu tiên của bé – Dấu hiệu giao tiếp đầu tiên
Trước nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tập trung vào cách trẻ sơ sinh chỉ tay với ngón trỏ – một điều thường xảy ra khi trẻ ở tháng thứ 12 của giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, ở một nghiên cứu khác của Lieven và các đồng nghiệp, họ thậm chí tập trung vào các hành vi tiền ngôn ngữ ngay cả trước cột mốc 12 tháng đó, đặc biệt là hành vi “thể hiện” và “cho nhận”.
Mặc dù các hành vi này khá phổ biến, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ thường không biết tại sao con của họ lại có biểu hiện như vậy. Ngay cả những bậc cha mẹ có kinh nghiệm hơn cũng thường bỏ qua những hành vi này. Nhưng nhận ra những hành vi này và đáp lại chúng có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ của mình.
Giáo sư Elena Lieven nói: “Chúng tôi thấy rằng nói chuyện với trẻ sơ sinh về những điều mà chúng quan tâm sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.”
Để khuyến khích việc xây dựng ngôn ngữ, cha mẹ và người giữ trẻ nên tham gia vào cuộc hội thoại cùng trẻ khi trẻ có các dấu hiệu này. Khi cha mẹ phản ứng lại với hành vi “thể hiện và cho nhận” của các em bé càng thường xuyên, trẻ sẽ nhanh chóng bước đến giai đoạn hình thành những cử chỉ đầu tiên của bé rõ ràng hơn như việc “chỉ tay”.
Để tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã giám sát cách thức người giữ trẻ và 24 trẻ từ 10 tháng đến 12 tháng tuổi giao tiếp thông qua việc sử dụng đồ chơi. Sau đó họ phân tích các phản hồi của người giữ trẻ với hành vi “thể hiện” và “cho – nhận” của các em bé.
Thấu hiểu ngôn ngữ cử chỉ từ trẻ cũng quan trọng không kém việc hiểu ngôn ngữ bằng lời đầu tiên của bé
Lieven cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, trẻ nhỏ thường giao tiếp bằng cử chỉ nhiều hơn chúng ta nghĩ, ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ.”
“Khả năng chia sẻ và hướng sự chú ý là cơ sở thiết yếu cho sự phát triển ngôn ngữ điển hình, mà những dấu hiệu này thường hạn chế ở những trẻ được cho rằng mắc bệnh tự kỷ.”
“Bằng cách hiểu sớm những hành vi này của trẻ ở giai đoạn đầu đời, các bậc cha mẹ sẽ có cơ hội giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp trong những giai đoạn trưởng thành sau này. Vì vậy, việc thấu hiểu ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém việc hiểu những ngôn ngữ bằng lời đầu tiên của của bé.”
Xem thêm:
Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh – 18 cử chỉ giúp mẹ thấu hiểu bé yêu
4 biểu hiện hành vi bất thường của trẻ sơ sinh có liên quan đến não và thần kinh của bé
Ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh – Mẹ có biết con đang muốn nói điều gì?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!