Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có thể khiến thai phụ bất ngờ xen lẫn một niềm vui khôn tả khi cảm nhận. Nhưng liệu đây là hiện tượng bình thường?
Khi nào thai phụ sẽ cảm nhận hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ?
Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của em bé, hay còn được gọi hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ, giữa tuần 16 và 25 của thai kỳ. Nếu là con so thì có khả năng mẹ sẽ không cảm thấy em bé di chuyển cho đến khi gần được 25 tuần. Khi mang thai lần thứ hai thì đa số mẹ bầu bắt đầu cảm thấy chuyển động sớm nhất là khi bé được 13 tuần.
Nhiều khả năng mẹ bầu sẽ cảm nhận được hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ khi đang ngồi hay nằm và ở một nơi yên tĩnh.
Bao lâu thì mẹ bầu có thể cảm nhận rõ hơn việc con cử động chứ không chỉ rung trong bụng mẹ?
Trong thời kỳ đầu mang thai, thỉnh thoảng thai phụ có thể cảm thấy một vài hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ. Nhưng khi con đã phát triển lớn hơn – thường là vào cuối tam cá nguyệt thứ hai – các cú đá của con sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn.
Em bé trong bụng có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày. Theo quan sát thì hầu hết thường hoạt động mạnh nhất vào khoảng từ 9 giờ tối và 1 giờ sáng, ngay khi mẹ đang cố ngủ. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu của mẹ bầu thay đổi.
Những tiếng động xung quanh mẹ hay khi có tương tác với bụng bầu của mẹ thì bé cũng có thể phản ứng. Điều này khiến mẹ cảm nhận sự kết nối qua hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ.
Mẹ bầu có nên theo dõi hiện tượng thai nhi rung, chuyển động hay đá bụng mẹ?
Một khi chuyển động của em bé đã được mẹ cảm nhận một cách rõ ràng,thường là vào tuần 28, bác sĩ sẽ khuyên nên theo dõi để đảm bảo rằng bé vẫn đang phát triển bình thường.
Mẹ nên ghi lại tần suất hoạt động của bé, để hiểu được thế nào là bình thường, lúc nào là nhanh hay chậm hơn. Để đếm chuyển động, hãy chọn thời điểm mà bé thường hoạt động nhiều nhất (thường là ngay sau khi mẹ ăn xong). Với tư thế thoải mái, ngồi trên ghế hoặc nằm nghiêng.
Nếu mẹ thấy con cử động ít, đừng hoảng sợ! Vì có thể là bé đang ngủ. Mẹ hãy đợi một chút, đợi con ngủ dậy thì có thể tiếp tục theo dõi. Nếu không cảm thấy ít nhất 10 cử động trong khoảng thời gian hai giờ, hoặc các chuyển động chậm lại đáng kể, đã đến lúc nên gọi cho bác sĩ.
Cột mốc hiện tượng thai nhi rung và chuyển động trong bụng mẹ theo tuần
- 12: Em bé sẽ bắt đầu cử động, nhưng mẹ bầu có thể sẽ không cảm nhận được gì vì em bé vẫn còn quá nhỏ
- 16: Giai đoạn này, nhiều chị em sẽ bắt đầu cảm thấy thai nhi rung trong bụng mẹ
- 20: Vào thời điểm này trong quá trình phát triển của bé, mẹ có thể bắt đầu thực sự cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con
- 24: Các cử động của em bé bắt đầu trở nên thành thục và rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy giật nhẹ khi bé nấc cụt
- 28: Em bé của bạn đang chuyển động thường xuyên. Một số cú đá có thể khiến mẹ hơi bất ngờ và hốt hoảng theo hướng tích cực
- 36: Tử cung của mẹ ngày càng lớn khi em bé lớn lên và các chuyển động sẽ chậm lại một chút. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu nhận thấy những thay đổi đáng kể trong hoạt động thường ngày của bé
Chuyển động của con như một thông điệp gửi đến mẹ rằng con vẫn ổn. Đồng thời, đây cũng là sợi dây liên kết đầu tiên giữa mẹ và bé. Hãy quan sát, theo dõi và “trò chuyện” với con mẹ nhé.
Xem thêm:
- Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 5 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
- 7 sự thật thú vị về những cú đạp của bé trong bụng mẹ
- Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào trong bụng mẹ?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!