Nhiều mẹ bầu lo lắng nếu hết hạn hợp đồng khi nghỉ thai sản thì có được ký lại hợp đồng không. Tin buồn là công ty sẽ được tự quyết định có ký lại hợp đồng hay không.
Hết hạn hợp đồng khi nghỉ thai sản, công ty không bắt buộc phải ký tiếp
Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động mới nhất 2012, các công ty không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên nếu người ấy mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng. Vì thế, nếu mẹ đang nghỉ thai sản, công ty hoàn toàn không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, nếu mẹ đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng thì sao? Cũng theo Bộ luật Lao động 2012, điều 36, có một số trường hợp công ty được chấm dứt hợp động lao động với nhân viên nữ.
Điều 36, Bộ luật Lao động 2012
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là khi người lao động thuộc những trường hợp:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
- Bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Kết luận
Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên nữ trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên công ty có thể quyết định hết hợp đồng thì có ký lại hay không. Do đó khi hết hạn hợp đồng, công ty không còn nhu cầu, hoặc không thỏa thuận được thì bạn sẽ không được tiếp tục ký hợp đồng lao động.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng lao động
Nếu bạn đã hết hạn hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ thai sản nhưng vẫn đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong sẽ bị gián đoạn.
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định:
- Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Sau khi hợp đồng lao động kết thúc: Thời gian nghỉ thai sản không tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện được hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nữ tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi:
- Mang thai
- Sinh con
- Mang thai hộ
- Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
- Đặt vòng tránh thai, triệt sản
Tuy nhiên, người lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con/nhận con nuôi. Nếu bác sĩ chỉ định bạn nghỉ việc dưỡng thai, bạn cần đóng đủ 3 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Vậy nếu hết hạn hợp đồng khi nghỉ thai sản, công ty có quyền không tiếp tục ký hợp đồng. Vì thế, các cặp vợ chồng nên tìm thời gian hợp lý để mang thai và sinh con.
Xem thêm
Bảo hiểm thai sản – Mẹ bầu có những lợi ích gì và có nên tham gia hay không?
Chế độ thai sản căn bản, mẹ mang thai cần nắm rõ để khỏi bỏ lỡ quyền lợi nhé!
Cẩm nang phát triển bé 6 tháng tuổi
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!